Thứ Ba, 26/04/2011 10:38

Doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi: Vì sao lỗi hẹn?

Quản lý các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu (chiếm 100% vốn điều lệ) với mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn là vấn đề đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Sau khi các doanh nghiệp nhà nước đồng loạt chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu từ ngày 1-7-2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1568/CT-TTg ngày 19-8-2010, trong đó nêu hàng loạt nhiệm vụ phải làm và quy định cụ thể thời hạn hoàn thành. Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn những nhiệm vụ đó đều đang trong quá trình... nghiên cứu.

Trước hết, Chỉ thị 1568 giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước “xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) đến năm 2015 để doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ, chi phối, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…” và “trong quí 3-2010 báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp đối với các tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình mà hoạt động không có hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhiều năm, không có khả năng phục hồi và việc xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan”.

Chỉ thị là vậy nhưng cho đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa hề được biết kết quả nghiên cứu, thực hiện những nhiệm vụ nêu trên mặc dù những vấn đề đó có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Có lẽ vì đối tượng được giao nhiệm vụ quá rộng nên không có đơn vị nào thực hiện và cũng không thể kiểm điểm được!

Bên cạnh đó, Chỉ thị 1568 cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khá nhiều nhiệm vụ quan trọng như “chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế, cơ chế về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu trong việc giám sát hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc đầu tư phát triển và sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quí 4-2010; phối hợp với Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước; nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí, danh mục xác định doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đến năm 2015 làm cơ sở cho các bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 9-2010...”.

Có thể thấy, những nhiệm vụ được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng vai trò mở đường cho một cuộc cải cách để sắp xếp lại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và là căn cứ để các bộ, ngành khác nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của mình. Song, thật đáng tiếc, đến nay, việc thực hiện những nhiệm vụ đã nêu vẫn chưa có kết quả! Vì sự “lỗi hẹn” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những nhiệm vụ rất cụ thể của các bộ khác như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội... cũng đương nhiên không hoàn thành.

Chẳng hạn, Bộ Tài chính được giao “Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quí 3-2010 các văn bản gồm dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Dự thảo nghị định về quản lý và kinh doanh vốn nhà nước; Cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; trong quí 4-2010 dự thảo nghị định về cơ chế tài chính cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thay thế Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5-2-2009 ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”.

Bộ Nội vụ được giao “Hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ về việc áp dụng Luật Cán bộ công chức đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và người quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu hút những người quản lý giỏi tham gia điều hành doanh nghiệp; mở rộng các hình thức hợp đồng thuê cán bộ quản lý giỏi...”.

Song, đến nay đã hết quí 1-2011, những dự thảo, hướng dẫn trên vẫn chưa được đưa ra lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)! Vì sao xảy ra tình trạng “lỗi hẹn” có hệ thống như vậy?

Luật gia Vũ Xuân Tiền

tbktsg

Các tin tức khác

>   Những nút thắt của ngành nhựa (26/04/2011)

>   Cần có cơ sở để xin, cho phép tăng (26/04/2011)

>   Mở rộng thị trường từ các FTA (26/04/2011)

>   Ưu tiên điện, vốn cho xuất khẩu (26/04/2011)

>   Chất lượng cá tra: Không thể để WWF muốn nói gì thì nói (26/04/2011)

>   Xuất khẩu cá tra vẫn chưa ổn (26/04/2011)

>   Vụ Vinalines chuộc tàu: "Mất 800.000 USD là do khách quan" (25/04/2011)

>   Việt Nam cắt giảm 13.5% diện tích cà phê (25/04/2011)

>   EVN nợ các 'ông lớn' hàng nghìn tỷ đồng (25/04/2011)

>   VINAFOOD 1 có vốn điều lệ 3.068 tỷ đồng (25/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật