Thứ Năm, 28/04/2011 11:07

Cổ phiếu ngân hàng: Làm gì để không “loãng” giá?

Là những đơn vị có mức vốn điều lệ lớn nhất trên TTCK, nhưng hiện một số ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn đang lên kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn. Trong bối cảnh ấy, sức ép lớn đối với các NHTM trong việc dung hòa lợi ích ngắn hạn của cổ đông với chiến lược dài hạn của ngân hàng, đó là giải bài toán tăng vốn mà không loãng giá.

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2011, NHTM cổ phần Quân đội (MBB) dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức 10.000 tỷ đồng và niêm yết cổ phiếu. Sau khi thông tin này được công bố, nhiều cổ đông đã "gợi ý" rằng, Ngân hàng nên thực hiện tăng vốn điều lệ trước khi niêm yết, để cổ đông đỡ phải "điều chỉnh giá" trên sàn. Tuy nhiên, theo quan điểm của MBB, tăng vốn lúc nào phụ thuộc vào thị trường và việc niêm yết cũng vậy. Ban lãnh đạo MBB có lý do để tin rằng, việc tăng vốn sẽ không tác động nhiều đến thị giá cổ phiếu MBB trong thời điểm này. Bởi quy mô vốn điều lệ lớn hay nhỏ cũng quan trọng, nhưng yếu tố quyết định thị giá cổ phiếu cao hay thấp chính là hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Hơn 16 năm qua, MBB liên tục tăng vốn điều lệ, từ mức vốn ban đầu chỉ có 25 tỷ đồng lên mức hiện tại là 7.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức cổ tức vẫn được Ngân hàng duy trì ở tỷ lệ 15 - 20% vốn điều lệ. Đặc biệt, năm 2010, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Ngân hàng vẫn chia cổ tức 15% vốn điều lệ bằng tiền mặt, 9% bằng cổ phiếu, đứng trong Top 5 NHTM cổ phần có hiệu quả hoạt động cao nhất.

Năm 2011, với việc tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho công nghệ, phát triển sản phẩm mới..., lãnh đạo MBB nhận định, cổ đông sẽ không phải đối diện với nguy cơ bị pha loãng, bởi giá cổ phiếu MBB trên thị trường OTC hiện tại chỉ khoảng 13.000 - 14.000 đồng/CP, sau khi nhận cổ tức và phát hành tăng vốn, giá cổ phiếu sẽ về xấp xỉ mệnh giá. Trong khi đó, với việc MBB dự kiến duy trì mức chi trả cổ tức tối thiểu 15% trong các năm tới thì cổ đông khá yên tâm với việc nắm giữ vì ít nhất, họ có thể đầu tư hưởng lãi... cao hơn gửi tiết kiệm.

Không chỉ có MBB, một số NHTM chưa niêm yết khác cũng ráo riết kế hoạch chuẩn bị tăng vốn điều lệ và niêm yết như NHTM cổ phần Đông Á (DongABank), NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)... Xu hướng tăng vốn này cũng có ở tất cả các NHTM đã niêm yết, trong đó, mức vốn điều lệ lớn nhất dự kiến sau khi phát hành thêm thuộc về NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (HOSE: VCB) và NHTM cổ phần Công thương Việt Nam - Vietinbank (HOSE: CTG). VCB dự kiến tăng vốn điều lệ lên 24.622,6 tỷ đồng theo hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 12% vốn điều lệ, chào bán riêng lẻ 4.924 tỷ đồng mệnh giá cho đối tác chiến lược nước ngoài. Với CTG, trước khi đưa phương án dự kiến tăng vốn từ 16.858 tỷ đồng lên mức khoảng 20.000 đến 25.000 tỷ đồng trong năm 2011, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng đã từng công bố kế hoạch sẽ tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Với những kế hoạch tăng vốn điều lệ khá "hoành tráng" của nhiều ngân hàng, thách thức để duy trì hiệu quả kinh doanh trên đồng vốn cổ đông là có thực, nhất là khi quy mô vốn đã có sự bứt phá mạnh trong các năm gần đây. Để hoạt động có hiệu quả, mỗi ngân hàng phải lựa chọn được một hướng đi riêng trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh của mình như: MB chọn tập trung phát triển mảng khách hàng DN, trong khi rất nhiều NHTM cổ phần khác lại đang tập trung cho mảng khách hàng cá nhân (trong đó, NHTM cổ phần Hàng hải thời gian gần đây đã tung ra gói sản phẩm M1 khá đình đám), hay một số ngân hàng chỉ lựa chọn mảng DN nhỏ và vừa, DN trong lĩnh vực thủy sản…

Không chỉ chịu áp lực tăng hiệu quả đồng vốn, để tránh nguy cơ "loãng" giá, ban lãnh đạo các NHTM cũng phải dành nguồn lực để xây dựng quan hệ cộng đồng, quan hệ cổ đông… để giúp định vị hình ảnh trong công chúng NĐT. Đây có lẽ là điều dễ thấy trong mỗi chương trình hành động của bất kỳ một ngân hàng nào, nhất là khi việc cạnh tranh thu hút tiền gửi ngày càng gay gắt.

Tăng vốn để có một tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện tiên quyết để tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM. Tuy nhiên, trong quá trình tăng vốn, sức ép tránh loãng giá để bảo vệ cổ đông, NĐT là bài toán không dễ đối với các ngân hàng. Việc duy trì hiệu quả kinh doanh cao, bền vững, kết hợp tăng cường quan hệ NĐT chính là hai yếu tố nền tảng để mỗi NHTM vừa bảo vệ được lợi ích cổ đông hiện hữu, vừa tăng vốn thành công.

Bùi Sưởng

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Hai NĐT Nhật nắm giữ hơn 38% cổ phần của Giấy Sài Gòn (26/04/2011)

>   S-Fone liệu có hồi sinh? (26/04/2011)

>   Thương vụ M&A công ty tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (25/04/2011)

>   CTCP Bông Sen: Được chào bán gần 4,6 triệu cổ phiếu (25/04/2011)

>   Huy động vốn, cửa chỉ rộng với doanh nghiệp lớn (23/04/2011)

>   CII thu ròng 40 triệu USD từ trái phiếu chuyển đổi (21/04/2011)

>   Vneco 5 sẽ phát hành gần 809,000 cổ phiếu tăng vốn lên 21 tỷ đồng (19/04/2011)

>   TV4 sẽ phát hành 51 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư vào thủy điện (20/04/2011)

>   Oseven phát hành hơn 4 triệu cổ phiếu để đầu tư bất động sản (19/04/2011)

>   PXS: Gia hạn thời gian đặt mua cổ phần phát hành thêm đến 04/05 (19/04/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật