Thứ Tư, 13/04/2011 15:02

Campuchia: Thị trường vẫn nóng

Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam khiến cho thị trường Campuchia tiếp tục lên cơn sốt, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch.

Nhiều người Campuchia đang truyền tai nhau về hiệu quả chữa trị tại các bệnh viện Việt Nam. Một vài bệnh nhân, sau một thời gian điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tỏ ra tiếc nuối vì ở nước họ chưa có được những bệnh viện tương tự. Và sau các cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trường, mới đây, một bệnh viện Chợ Rẫy mới đã được khởi công tại Phnom Penh. Tại lễ khởi công, Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu, bản thân từng điều trị bệnh tại nhiều quốc gia nhưng theo ông, TP.HCM là nơi người dân Campuchia có thể được hưởng những dịch vụ y tế giá rẻ và hiệu quả nhất.

Hướng đi mới

Nếu 2-3 năm trước, doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tìm cách bám rễ tại Campuchia với các loại hàng hóa như trái cây, đồ nhựa, hàng tiêu dùng trong gia đình, vật tư nông nghiệp... thì gần 1 năm trở lại đây, họ đã tiến thêm một bước: đầu tư trồng cao su, sắn và điều tại một số địa phương. Hơn nữa, một số doanh nghiệp xuất khẩu điều còn chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến điều ở Campuchia.

Không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp Việt còn đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị. Siêu thị đầu tiên của Việt Nam tại Campuchia do Công ty Z38 đầu tư đã được khai trương vào tháng 12.2010 ở Phom Penh, trị giá 3 triệu USD và có 100 gian hàng cho thuê. Các mặt hàng tiêu dùng được bày bán trong siêu thị sẽ gồm túi xách, quần áo, giày dép, trang sức, đồ chơi, thực phẩm và thức uống.

Ông Seng Meng, Tổng Giám đốc Công ty Z38 tại Campuchia, cho biết sẽ ưu đãi cho doanh nghiệp Việt Nam ở cả 2 hình thức thuê gian hàng và ký gửi hàng trong siêu thị. Ngoài ra, Z38 còn hỗ trợ làm thủ tục nhập hàng.

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cũng vừa khai trương trung tâm thương mại tại Campuchia (7.4). Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), cho biết đang xúc tiến xây siêu thị Co.opMart tại Phnom Penh trong thời gian tới, vì Campuchia là một thị trường tiềm năng.

Sắp tới, các doanh nghiệp Việt Nam còn tăng cường xuất khẩu các dịch vụ như y tế, giáo dục, du lịch sang Campuchia. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại TP.HCM đang ráo riết lập kế hoạch thực hiện mục tiêu này.

Điều đáng nói là mặc dù phải cạnh tranh khá gay gắt với hàng Thái Lan, Trung Quốc nhưng hàng hóa Việt Nam đã bắt đầu có uy tín tại Campuchia nhờ giá rẻ và chất lượng cao.

Chẳng hạn, 1 hộp đồ dùng nhựa của Việt Nam cỡ vừa có giá 16.000 riel (1.000 riel tương đương 4.000 đồng), trong khi sản phẩm Thái Lan cùng loại là 19.000 riel. Vì vậy trong thời gian qua, nhiều tiểu thương Campuchia đã chọn mua sản phẩm của Việt Nam nhiều hơn. Theo Tham tán Thương mại Vũ Thịnh Cường tại Campuchia, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia năm 2010 là 1,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang đã đạt đến 1,5 tỉ USD.

Thị trường rộng mở

Việc xuất khẩu vào Campuchia của Việt Nam ngày càng có thêm lợi thế. Nhiều mặt hàng sang đây sẽ được hưởng mức thuế 0%. Hơn nữa, tranh chấp giữa Thái Lan - Campuchia đang ảnh hưởng xấu đến giao thương của 2 nước này. Đại diện Công ty Dây cáp điện Địa ốc Thịnh Phát cho biết, mặc dù phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc nhưng sản phẩm của Công ty vẫn được xuất sang đây đều đặn.

Cửa thị trường đang rộng mở, vì vậy, ông Ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư TP.HCM, cho rằng đã đến lúc cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Hiện nay, trung tâm của ông đang lên đề án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản phẩm qua Campuchia, nhất là thông qua các hội chợ xúc tiến thương mại.

Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam khiến cho thị trường Campuchia tiếp tục lên cơn sốt, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch.

Nhiều người Campuchia đang truyền tai nhau về hiệu quả chữa trị tại các bệnh viện Việt Nam. Một vài bệnh nhân, sau một thời gian điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tỏ ra tiếc nuối vì ở nước họ chưa có được những bệnh viện tương tự. Và sau các cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trường, mới đây, một bệnh viện Chợ Rẫy mới đã được khởi công tại Phnom Penh. Tại lễ khởi công, Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu, bản thân từng điều trị bệnh tại nhiều quốc gia nhưng theo ông, TP.HCM là nơi người dân Campuchia có thể được hưởng những dịch vụ y tế giá rẻ và hiệu quả nhất.

Hướng đi mới

Nếu 2-3 năm trước, doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tìm cách bám rễ tại Campuchia với các loại hàng hóa như trái cây, đồ nhựa, hàng tiêu dùng trong gia đình, vật tư nông nghiệp... thì gần 1 năm trở lại đây, họ đã tiến thêm một bước: đầu tư trồng cao su, sắn và điều tại một số địa phương. Hơn nữa, một số doanh nghiệp xuất khẩu điều còn chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến điều ở Campuchia.

Không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp Việt còn đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị. Siêu thị đầu tiên của Việt Nam tại Campuchia do Công ty Z38 đầu tư đã được khai trương vào tháng 12.2010 ở Phom Penh, trị giá 3 triệu USD và có 100 gian hàng cho thuê. Các mặt hàng tiêu dùng được bày bán trong siêu thị sẽ gồm túi xách, quần áo, giày dép, trang sức, đồ chơi, thực phẩm và thức uống.

Ông Seng Meng, Tổng Giám đốc Công ty Z38 tại Campuchia, cho biết sẽ ưu đãi cho doanh nghiệp Việt Nam ở cả 2 hình thức thuê gian hàng và ký gửi hàng trong siêu thị. Ngoài ra, Z38 còn hỗ trợ làm thủ tục nhập hàng.

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cũng vừa khai trương trung tâm thương mại tại Campuchia (7.4). Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), cho biết đang xúc tiến xây siêu thị Co.opMart tại Phnom Penh trong thời gian tới, vì Campuchia là một thị trường tiềm năng.

Sắp tới, các doanh nghiệp Việt Nam còn tăng cường xuất khẩu các dịch vụ như y tế, giáo dục, du lịch sang Campuchia. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại TP.HCM đang ráo riết lập kế hoạch thực hiện mục tiêu này.

Điều đáng nói là mặc dù phải cạnh tranh khá gay gắt với hàng Thái Lan, Trung Quốc nhưng hàng hóa Việt Nam đã bắt đầu có uy tín tại Campuchia nhờ giá rẻ và chất lượng cao.

Chẳng hạn, 1 hộp đồ dùng nhựa của Việt Nam cỡ vừa có giá 16.000 riel (1.000 riel tương đương 4.000 đồng), trong khi sản phẩm Thái Lan cùng loại là 19.000 riel. Vì vậy trong thời gian qua, nhiều tiểu thương Campuchia đã chọn mua sản phẩm của Việt Nam nhiều hơn. Theo Tham tán Thương mại Vũ Thịnh Cường tại Campuchia, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia năm 2010 là 1,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang đã đạt đến 1,5 tỉ USD.

Thị trường rộng mở

Việc xuất khẩu vào Campuchia của Việt Nam ngày càng có thêm lợi thế. Nhiều mặt hàng sang đây sẽ được hưởng mức thuế 0%. Hơn nữa, tranh chấp giữa Thái Lan - Campuchia đang ảnh hưởng xấu đến giao thương của 2 nước này. Đại diện Công ty Dây cáp điện Địa ốc Thịnh Phát cho biết, mặc dù phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc nhưng sản phẩm của Công ty vẫn được xuất sang đây đều đặn.

Cửa thị trường đang rộng mở, vì vậy, ông Ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư TP.HCM, cho rằng đã đến lúc cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Hiện nay, trung tâm của ông đang lên đề án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản phẩm qua Campuchia, nhất là thông qua các hội chợ xúc tiến thương mại.

Thanh Hương

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   TP.HCM sẽ tăng cường hoạt động đầu tư tại Lào (11/04/2011)

>   Việt-Lào đẩy nhanh tiến độ xây thủy điện Xekaman 1 (07/04/2011)

>   Thâm nhập sâu thị trường Campuchia (07/04/2011)

>   Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Campuchia (05/04/2011)

>   Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mở rộng đầu tư ở Lào (03/04/2011)

>   Campuchia chào mời nhiều dự án hấp dẫn (02/04/2011)

>   Lào: Việt kiều xây dựng nhà máy gạch lớn nhất Vientiane (26/03/2011)

>   Gần 10 triệu USD xây khách sạn, văn phòng tại Lào (25/03/2011)

>   Lào khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân (18/03/2011)

>   Campuchia: GDP 2011 dự kiến tăng khoảng 6% (11/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật