Thứ Sáu, 11/03/2011 16:51

Xử lý 400.000 USD mua bán trái phép thế nào?

Lãnh đạo Bộ Công an, Viện KSND tối cao và Ngân hàng Nhà nước đang họp bàn biện pháp xử lý xung quanh vụ mua bán trái phép gần 400.000 USD.

* Bắt giữ vụ mua bán trái phép gần 400 ngàn USD

Ngân hàng Nhà nước có thể mua lại

Một lãnh đạo Bộ Công an cho biết việc bắt quả tang vụ mua bán trái phép gần 400.000 USD là vụ khởi đầu sau khi Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 11/NQQ-CP của Chính phủ.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tối 8/3 đã bắt quả tang Dương Thị Thùy Trang và Nguyễn Thị Thu Huyền mua bán 390.500 USD với Nguyễn Ngọc Tuấn và Đào Mạnh Quân, nhân viên tiệm vàng Thành Trung tại Ngân hàng Thương mại cổ phần XNK Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội), phòng 8.

Tổ công tác đã lập biên bản, thu giữ niêm phong số ngoại tệ 390.500 USD và số tiền 8.427.000.000 đồng.

Vị lãnh đạo Bộ Công an cho rằng, việc mua bán trên được cho là trái phép vì căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005; Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ và Nghị định số 52/2003/NĐ-CP quy định thi hành Pháp lệnh ngoại hối và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 11/7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ.

Mua bán USD trái phép thời gian tới có thể bị tịch thu toàn bộ.

"Tiệm vàng Thành Trung chưa bị xử lý hành chính về việc vi phạm trong thu đổi ngoại tệ nên nếu xử lý theo hướng xử phạt hành chính thì mức phạt tối đa là 70 triệu đồng. Nguồn ngoại tệ trên nếu có bằng chứng chứng minh nguồn gốc chính đáng thì số tiền trên sẽ được Ngân hàng Nhà nước thu mua lại", vị lãnh đạo này cho biết.

Sở dĩ số tiền 390.500 USD bị tạm giữ vì tiệm vàng Thành Trung không có giấy phép làm đại lý thu đổi ngoại tệ nên hoạt động mua bán của cơ sở này với người dân là trái phép.

Hay bị tịch thu toàn bộ?

Trong khi đó, trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, khẳng định, nếu giao dịch ngoại tệ trái phép có thể tịch thu tang vật.

Theo ông Minh, thời gian qua khi xử lý việc mua bán USD trái phép, cơ quan chỉ xử phạt người kinh doanh, còn người dân được châm chước, cụ thể là được hoàn trả số ngoại tệ sau khi xử phạt vi phạm. Tuy nhiên tới đây người dân không chấp hành sẽ bị xử lý nặng, cụ thể sẽ bị tịch thu tang vật, đồng thời bị xử phạt hành chính.

Ông Minh lý giải, theo Nghị định 202, trường hợp mua bán USD trái phép, mức phạt tiền từ 5-12 triệu đồng. Như vậy mức xử phạt cao nhất với người dân mua bán USD với tiệm vàng có thể lên đến 8,5 triệu đồng.

Tuy nhiên thời gian qua, cơ quan chức năng không xử phạt người dân vì hầu hết giá trị mua bán rất nhỏ so với mức xử phạt theo quy định. Do vậy nếu xử phạt, chắc chắn người dân sẽ chịu mất tiền chứ không nộp phạt.

Hơn nữa đó là khoản tiền người dân có được do nhận kiều hối, dành dụm..., do vậy hướng xử phạt trong thời gian qua chỉ nhắm vào đơn vị kinh doanh. Nguyên nhân người dân chọn bán USD cho tiệm vàng là do giá USD niêm yết trong ngân hàng thấp hơn thị trường tự do.

Để đưa thị trường vào khuôn phép, NH Nhà nước đang đề xuất tịch thu số ngoại tệ giao dịch trái phép, bất kể là của tiệm vàng hay của người dân.

Do vậy trong thời gian tới nếu người dân vẫn bán USD cho tiệm vàng thì rủi ro phải chịu sẽ lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích nhận được từ chênh lệch giá.

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo nghị định thay thế nghị định 202 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Theo đó, mức phạt sẽ tăng lên 5-7 lần so với hiện nay.

Cụ thể trường hợp hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép, hoạt động ngoại hối không có xác nhận đăng ký hoặc không có xác nhận đủ điều kiện, theo quy định mức phạt tối đa 500 triệu đồng.

Hiện nay, để được làm đại lý đổi ngoại tệ, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, như là một tổ chức, có địa điểm giao dịch, cơ sở vật chất, nhân viên làm việc tại bộ phận này có chứng chỉ đã qua lớp đào tạo chức năng và phải được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn cấp Giấy chứng nhận.

Hiện cả nước mới có 284 điểm được cấp giấy chứng nhận là đại lý thu mua ngoại tệ. Thời gian tới, lực lượng Công an và cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ rà soát, lên danh sách các đại lý thu đổi ngoại tệ, kịp thời phát hiện các hành vi đầu cơ, găm, giữ vàng, ngoại tệ; niêm yết giá bán hàng, quảng cáo bán hàng bằng ngoại tệ trái với quy định của Chính phủ, kịp thời xử lý nghiêm trước pháp luật.

Theo bạn, nên xử lý khoản 400.000 USD mua bán ngoại tệ trái phép như thế nào, đặc biệt khi số tiền của người bán là hợp pháp? Phạt người bán hay người mua là hợp lý? Nếu bán lại cho Ngân hàng Nhà nước, người bán có chịu thiệt vì tỷ giá sẽ thấp hơn giá thị trường?

Nguyễn Hà tổng hợp

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   20 chiến sĩ đặc công sẽ tham gia bắt cụ rùa (11/03/2011)

>   Nhật Bản: Động đất 8,9 độ richter, sóng thần cao 10m (11/03/2011)

>   Đề nghị truy tố 9 bị can lừa đảo báo Thanh Niên (11/03/2011)

>   Thua lỗ vàng “ảo”, chuyển sang lừa đảo (10/03/2011)

>   Ấn Độ phát hiện nhiều bằng lái máy bay giả (09/03/2011)

>   Bắt giữ vụ mua bán trái phép gần 400 ngàn USD (09/03/2011)

>   Rùa Hồ Gươm trốn thoát vì lưới 'hàng chợ' (09/03/2011)

>   Techcombank: Nhiều sai phạm trong cho vay hỗ trợ lãi suất (07/03/2011)

>   Ba đời chủ tịch tỉnh, dự án vẫn chưa thực hiện (06/03/2011)

>   Những HLV ngoại có khả năng dẫn dắt tuyển Việt Nam (05/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật