Thứ Sáu, 11/03/2011 21:24

Trái phiếu doanh nghiệp khó vì... chỉ số giá tiêu dùng

Theo nhận định của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam - VBMA, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang có bước phát triển đáng kể, đặc biệt là năm 2010, nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn thành công trên thị trường tài chính thông qua phát hành trái phiếu với tổng vốn đạt trên 47.000 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009.

Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và bất động sản nắm 55% khối lượng TPDN đã phát hành; 45% dư địa còn lại thuộc về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Điều này có nghĩa là, quá nửa số tiền huy động được thông qua kênh phát hành trái phiếu đã được doanh nghiệp tập trung vào mở rộng sản xuất, kinh doanh thay vì quay vòng trên thị trường tài chính.

TSKH. Vương Quân Hoàng - nghiên cứu viên cấp cao thuộc Đại học Tổng hợp Brussels (Vương quốc Bỉ) cho rằng, thị trường TPDN năm 2010 phát triển đột phá, một phần là do thị trường chứng khoán có sự phát triển tương đối ổn định, việc tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn hơn do lãi suất cao, phần khác là do nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy tính ưu việt của kênh trái phiếu như quyền kiểm soát và sở hữu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng; huy động được lượng vốn lớn cho hoạt động kinh doanh và xây dựng được nền tảng nhà đầu tư tương đối rộng so với việc vay ngân hàng…

Mặc dù kênh huy động TPDN có nhiều ưu điểm và ít hạn chế hơn so với kênh phát hành cổ phiếu, hoặc vay vốn ngân hàng, nhưng theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tính đến cuối năm 2010, tổng giá trị trái phiếu của Việt Nam mới chỉ đạt 15,3 tỷ USD - thấp nhất so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 6,8% Thái Lan; bằng 14,4% Indonesia) và tăng không đáng kể trong 3 năm gần đây. Cũng theo số liệu của ADB, trong khi tổng giá trị trái phiếu trung bình của các nước Đông Á hiện đã đạt mức 51,43% GDP, thì con số này của Việt Nam mới đạt 6,8%; khối lượng TPDN của Việt Nam hiện mới chỉ đạt 1,5 tỷ USD, tương đương 10% tổng giá trị trái phiếu - đây là mức thấp nhất so với nhiều nước trong khu vực.

Tổng thư ký VBMA, ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho biết, một hạn chế nữa của thị trường TPDN Việt Nam là do chỉ số giá tiêu dùng “tăng đều hàng tháng”, lãi suất tiền gửi lẫn huy động hầu như diễn biến theo xu hướng tăng, nên hầu hết doanh nghiệp, muốn huy động được vốn bắt buộc phải sử dụng lãi suất thả nổi thay vì cố định lãi suất. Việc áp dụng lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường đã làm hạn chế tính ưu việt của kênh huy động vốn đã và đang được hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng.

Bên cạnh đó, do nhà đầu tư thường xác định phương án nắm giữ trái phiếu cho tới khi đến hạn; việc xác định giá trái phiếu trong giao dịch mua bán gặp nhiều khó khăn khiến tính thanh khoản của thị trường TPDN rất thấp là những hạn chế đáng kể ảnh hưởng đến việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành trái phiếu.

“Muốn huy động vốn từ trái phiếu, doanh nghiệp phải đưa vào trái phiếu những đặc tính riêng, hấp dẫn như doanh nghiệp bất động sản có thể ưu tiên người mua trái phiếu được quyền mua chung cư xây dựng từ nguồn trái phiếu chẳng hạn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được những đặc tính riêng, trước khi phát hành, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ những quy định hiện hành để tránh trường hợp bị cơ quan nhà nước thổi còi như đã từng xảy ra với một công ty bất động sản tại TP.HCM khi huy động trái phiếu thực hiện ưu tiên cho nhà đầu tư mua căn hộ”, ông Hoàng khuyến cáo.

Mạnh Bôn

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Huy động vốn qua trái phiếu sẽ “cạnh tranh” với cổ phiếu (09/03/2011)

>   Phát hành trái phiếu quốc tế: Tháo gỡ rào cản (07/03/2011)

>   Ngày 28/02/2011, ngày GDĐT trái phiếu VDB111015, VDB111016, VDB111017, VDB111018  (07/03/2011)

>   24/02/2011, ngày GDĐT trái phiếu VDB111006, VDB111007, VDB111008, VDB111009, VDB111010 (07/03/2011)

>   23/02/2011, ngày giao dịch đầu tiên trái phiếu phát hành bổ sung, TD1113004 (07/03/2011)

>   23/02/2011, ngày giao dịch đầu tiên trái phiếu phát hành bổ sung, TD1114005  (07/03/2011)

>   14/03/2011, ngày ĐKCC hưởng lãi trái phiếu VBS11006 (07/03/2011)

>   Tránh lãng phí vốn trái phiếu Chính phủ (04/03/2011)

>   SBS đã phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu (03/03/2011)

>   THV lấy ý kiến phát hành trái phiếu chuyển đổi (02/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật