Thứ Tư, 23/03/2011 06:18

Chứng khoán Mỹ rút lui với khối lượng chạm đáy 2011

(Vietstock) - Sau 3 phiên phục hồi về các mức trước khi xảy ra trận động đất tại Nhật Bản, chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong ngày thứ Ba. Nhà đầu tư rút lui và xem xét lại các vấn đề đang diễn ra tại Nhật cũng như thế giới A-rập.

* Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần 21-25/03

Khối lượng giao dịch đạt mức thấp nhất trong năm nay với chỉ 6.52 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq; thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm nay là 8.09 tỷ cổ phiếu.

Được biết, Dow Jones tăng tổng cộng 3.6% trong 3 ngày qua, ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2010 và gần như đưa chỉ số này về mức 12,044 điểm hôm 11/03, ngày thiên tai xuất hiện tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, chỉ số đo lường trạng thái biến động Wall Street VIX lại giảm 1.9% xuống 20.21 điểm, không cách quá xa mức trước khi cuộc khủng hoảng Nhật Bản bùng nổ. Đây là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đã quen với trận động đất lớn nhất từ trước đến nay tại Nhật và sự lật đổ Chính phủ của các quốc gia trong thế giới A-rập. Trong 4 ngày qua, VIX giảm tổng cộng 31.6%.

Giao tranh tại Libya và bất ổn tại Yemen đã đẩy giá dầu lên cao và tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn NYMEX tăng 1.67 USD/thùng lên 104 USD/thùng trong khi dầu Brent cộng 74 cent lên 115.70 USD/thùng.

Theo báo cáo mới đây từ EPFR Global, “các quỹ đổ vốn vào nhóm cổ phiếu phòng thủ từ giữa tháng 3” và dòng vốn tập trung vào nhóm cổ phiếu hàng hóa tiêu dùng, viễn thông và chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 17.90 điểm (0.15%) xuống 12,018.63 điểm, chỉ số S&P 500 rớt 4.61 điểm (0.36%) xuống 1,293.77 điểm, chỉ số Nasdaq Composite mất 8.22 điểm (0.31%) xuống 2,683.87 điểm.

Thị trường châu Âu cũng mang sắc đỏ do nhà đầu tư lo sợ về khả năng tăng lãi suất để ngăn lạm phát trong Eurozone cũng như những căng thẳng tại Trung Đông.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet và các nhà làm chính sách khác của ECB liên tục khẳng định sẽ sẵn sàng hành động để kiểm soát lạm phát bất chấp những tác động từ thảm họa của Nhật Bản.

Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 23.38 điểm (0.40%) xuống 5,762.71 điểm, chỉ số DAX của Đức trừ 35.15 điểm (0.52%) xuống 6,780.97 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 11.74 điểm (0.30%) xuống 3,892.71 điểm.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á đồng loạt xanh trước tin tốt từ Nhật Bản (22/03/2011)

>   G7 có thể tiếp tục can thiệp tiền tệ, Nikkei "phi nước đại" 4.4% (22/03/2011)

>   Nikkei tiến gần 3%, Shanghai rớt 1% (22/03/2011)

>   Wall Street tăng phiên thứ 3 liên tiếp, Dow Jones vọt 178 điểm (22/03/2011)

>   Chứng khoán châu Á khởi sắc khi khủng hoảng hạt nhân tạm lắng (21/03/2011)

>   Mở cửa: Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc (21/03/2011)

>   Chứng khoán Mỹ tuần 21-25/03: Biến động theo tình hình Trung Đông, Bắc Phi và Nhật Bản (20/03/2011)

>   Goldman Sachs muốn mua lại cổ phiếu của Bershire (19/03/2011)

>   Chứng khoán Mỹ lùi 1-2%/tuần, khó khăn vẫn còn phía trước (19/03/2011)

>   FED: “Một số” ngân hàng được phép chia và nâng cổ tức sau stress tests (19/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật