Thứ Tư, 16/03/2011 17:01

5 ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng Nhật Bản

(Vietstock) – Vẫn còn rất khó để đánh giá quy mô của thảm kịch tại Nhật Bản, nhưng một số ngành công nghiệp đang gánh chịu thiệt hại hết sức nặng nề và tác động lên các ngành công nghiệp này có thể được cảm nhận trên phạm vi toàn thế giới.

1. Khí tự nhiên

Không giống như các loại hàng hóa khác, khí tự nhiên là một trong số ít hàng hóa rớt giá trong năm qua.

Tuy nhiên, điều này có lẽ không còn kéo dài. Hoạt động sản xuất năng lượng hạt nhân, chiếm khoảng 30% lượng điện của Nhật Bản, đã ngưng trệ vì các công nhân đang nỗ lực đẩy lùi thảm họa hạt nhân sau trận động đất kinh hoàng tuần trước.

Sự gián đoạn nguồn cung năng lượng đã giúp giá khí tự nhiên giao sau phục hồi nhờ kỳ vọng rằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ được xuất khẩu sang Nhật.

Hôm thứ Ba, giá khí thiên nhiên giao sau tăng 1.2% ngày thứ 3 liên tiếp lên 3.959 USD/mbtu. Bất chấp đà tăng trong thời gian qua, giá khí vẫn còn giảm 11% trong năm nay.

2. Ôtô

Là nước chế tạo ôtô lớn thứ 3 thế giới, Nhật Bản có thể vấp phải nhiều trở ngại lớn vì thiên tai đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Theo báo cáo của Alex Taylor trên Tạp chí Fortune, các nhà sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản có thể tiếp tục đóng cửa cho đến hết ngày thứ Tư. Trong khi đó, một số nhà phân tích dự báo tình trạng này sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Ông Taylor cho rằng những người mua xe hơi tại Mỹ có thể cảm nhận được tác động của thiên tai trong các tuần tới. Deutsche Bank ước tính khoảng 12% tổng số xe được bán tại Bắc Mỹ đến từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, số xe được các nhà chế tạo Nhật sản xuất tại khu vực này chứa ít nhất một số bộ phận có xuất xứ từ Nhật.

Trong vòng 5 tháng tới là khoảng thời gian bán xe chạy nhất tại Mỹ, vì thế tình trạng ngưng trệ kéo dài có thể dẫn đến sự thiếu hụt của một số sản phẩm.

3. Bán dẫn

Với ngành công nghệ hiện đại, Nhật Bản là một trong số ít các nền kinh tế có thể thống lĩnh ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Tuy nhiên, việc tạm dừng hoạt động tại hai nhà máy sản xuất lớn có thể là rào cản đối với ngành công nghiệp này trong các tháng tới và nhiều khả năng đẩy giá các sản phẩm điện tử trên toàn cầu tăng cao.

Shin-Etsu Chemical, nhà chế tạo bánh bán dẫn silic cần trong hoạt động sản xuất chất bán dẫn, thông báo ngừng các hoạt động tại nhà máy Shirakawa. Được biết, riêng nhà máy này chiếm tới hơn 50% sản lượng bánh bán dẫn silic tại Nhật. Đến chiều ngày thứ Ba, công ty này thông báo nhà máy vẫn chưa hoạt động trở lại khi công tác điều tra vẫn đang tiếp tục.

Nomura Global Economics nhận định: Sự ngưng trệ kéo dài có thể gây ra những tác động đáng kể lên ngành công nghiệp bán dẫn”.

4. Dầu

Các thảm họa tự nhiên, như động đất và sóng thần, thường buộc các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa và khiến giá năng lượng tăng cao. Và thực tế, một vài nhà máy lọc dầu tại Nhật Bản đã ngừng hoạt động, nhưng giá dầu thô vẫn lao dốc xuống dưới 100 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn 1 tuần.

Hôm thứ Ba, giá dầu thô giao tháng 4 tại Mỹ trượt 3.77 USD/thùng xuống 97.42 USD/thùng. Các thị trường đã chuyển sự chú ý từ cuộc khủng hoảng chính trị Trung Đông, nguyên nhân khiến giá dầu leo thang, sang các thảm họa tự nhiên tại Nhật Bản.

Thế nhưng, kỳ vọng về sự sụt giảm của nhu cầu dầu từ Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới, đặt dầu đứng trước áp lực rớt giá.

5. Du lịch

Từ lâu Nhật Bản đã thu hút được đông đảo khách du lịch trên toàn thế giới. Dù động đất và sóng thần chỉ gây thiệt hại rất nhỏ đến các công viên giải trí và khách sạn, nhưng các địa điểm này vẫn đóng cửa. Theo Nomura Global Economics, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.

Oriental Land Co., công ty điều hành khu nghỉ dưỡng Tokyo Disney, đã đóng cửa các công viên và khách sạn nhằm đánh giá thiệt hại. Tuy nhiên, Oriental Land Co có kế hoạch mở cửa lại các địa điểm trên vào cuối tháng này.

Nomura cho rằng hiện người Nhật đang có xu hướng ở trong nhà vì thế các ngành công nghiệp giải trí như karaoke, bowling, chiếu phim và du lịch sẽ bị tác động.

Phạm Thị Phước (Theo Fortune)

Các tin tức khác

>   Cảnh báo các vụ lừa đảo thủy sản toàn cầu (16/03/2011)

>   Đã tới lúc thế giới cân nhắc lại điện hạt nhân? (16/03/2011)

>   WTO: Thương mại toàn cầu 2010 tăng tới 22% (15/03/2011)

>   Hàn Quốc đạt thỏa thuận khai thác dầu mỏ ở UAE (14/03/2011)

>   Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước sản xuất hàng hóa nhiều nhất thế giới (14/03/2011)

>   Sức mạnh thương mại của Trung Quốc (14/03/2011)

>   Nga đối mặt nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu khí (13/03/2011)

>   Hàng loạt nhà máy tại Nhật đóng cửa sau động đất (12/03/2011)

>   Mỹ: Thâm hụt thương mại tháng 1 lên tới 46,3 tỷ USD (11/03/2011)

>   "Mỹ sẽ dẫn đầu nỗ lực hợp tác kinh tế châu Á-TBD" (10/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật