Thứ Hai, 28/02/2011 07:30

Triệu tập ĐHCĐ: Thất bại do đâu?

Mấy năm gần đây, nhiều DN niêm yết phải tổ chức lại ĐHCĐ do ở lần triệu tập đầu tiên, số cổ đông tham dự không đủ 65% số cổ phần. Chưa có biện pháp tháo gỡ cho vướng mắc trên nên mùa ĐHCĐ này tình hình vẫn có thể lặp lại. Tuy nhiên, vẫn có những ĐHCĐ thất bại không phải ở quy định 65% mà ở khâu chuẩn bị…

Cổ đông lớn: Cần một đại hội trù bị

Năm ngoái, một DN ngành thép tổ chức ĐHCĐ thường niên tại một khách sạn 5 sao, hoa lệ bậc nhất ở TP. HCM. Giao thông thuận tiện, thời điểm "khai hội" (dự kiến) khá muộn, kết quả kinh doanh tăng trưởng 200%..., không ai nghĩ số cổ đông tới dự chỉ đại diện cho hơn 50% số cổ phần. Sau hơn 1h chờ đợi rồi phải ra về, nhiều cổ đông nhỏ đã băn khoăn tự hỏi vì sao đại hội thất bại khi 48% cổ phần do các cổ đông lớn nắm giữ. Hai tuần sau đó, DN này triệu tập ĐHCĐ lần 2. Số cổ phần tham dự tăng lên trên 60%, đại hội "êm ru" thông qua mọi vấn đề quan trọng. Trong giờ giải lao chờ kết quả bỏ phiếu, nhiều NĐT mới được biết tin tức "hậu trường"về lần triệu tập thứ nhất. Khi đó, một số cổ đông lớn đã không đồng ý với tờ trình tăng vốn của Ban điều hành. Để bày tỏ chính kiến, một số cổ đông lớn đã thống nhất không tới dự đại hội.

Năm ngoái, ĐHCĐ của CTCP Xây dựng Công nghiệp DESCON (DCC) tổ chức êm thấm một phần cũng nhờ các dàn xếp mềm dẻo nơi hậu trường. Trước đại hội, Ban điều hành DCC khi đó đã nhận được yêu sách từ một nhóm cổ đông. Nhóm này tuyên bố đang có được ủng hộ hậu thuẫn của 35% số cổ phần tại DCC. Đại diện nhóm cổ đông yêu cầu có 3/5 chân trong HĐQT, đổi lại việc thông qua các tờ trình. Trái lại, kể cả tờ trình kết quả kinh doanh năm 2009 hay kế hoạch năm 2010 đều có thể bị phủ quyết! Cuối cùng, hai bên đạt được thỏa thuận trên cơ sở nhượng bộ, số thành viên HĐQT yêu cầu đã giảm từ 3 xuống 2.

Hiện nay, khi thông qua các tờ trình  quan trọng, nhiều DN niêm yết vẫn trao đổi với các cổ đông lớn trước khi đem ra thảo luận và biểu quyết tại ĐHCĐ. Thậm chí, mới đây đã có CTCK "cầu thị" đến mức cử nhân viên đi xin ý kiến, vận động không chỉ các cổ đông lớn mà cả cổ đông nhỏ thông qua tờ trình niêm yết. Chi phí cho việc này lên tới ngót nghét… 2 tỷ đồng. Ngược lại, đã có DN niêm yết lớn chủ quan về điều này và thực tế là ĐHCĐ thường niên năm 2008 của Đạm Phú Mỹ đã nổi "sóng gió" cũng vì đột ngột bổ sung nội dung tiếp nhận dự án Đạm Cà Mau.

Năm ngoái, ĐHCĐ CTCP Chứng khoán Thành Công tổ chức lần thứ nhất không thông qua được bất cứ nội dung nào. Sau đó, đại hội đã thành tai tiếng về sự lộn xộn, hỗn loạn. Lý do là trước đại hội đã xuất hiện tâm lý nghi kỵ lẫn nhau giữa các cổ đông lớn trong và ngoài nước. "Ngòi nổ" không được tháo gỡ nên bùng phát trong đại hội.

Cổ đông nhỏ: Cần chăm sóc chu đáo

Nhiều năm nay, cổ đông của Kinh Đô lần nào đi họp cũng ra về với một gói quà là chính sản phẩm của Công ty. Dù mới niêm yết, số cổ đông khiêm tốn nhưng năm ngoái, Gỗ Đức Thành cũng học tập điều này. Tương tự, tại đại hội năm ngoái, các cổ đông Vinasun nhận một thẻ cuppon đi xe taxi trị giá 200.000 đồng… Trong kỳ họp ĐHCĐ, xem ra việc tặng sản phẩm của chính công ty hay trao một món quà cho những cổ đông đến dự cũng là việc làm có ý nghĩa.

Về điều này đã có cổ đông nhỏ kiến nghị chính thức tại đại hội. Năm ngoái, phải đến lần triệu tập thứ hai, ĐHCĐ của CTCP Hữu Liên Á Châu (HLA) mới đủ điều kiện tiến hành. Một cổ đông HLA cho rằng, Ban điều hành nên tạo một động lực nhỏ cho các cổ đông đi dự đại hội bằng một món quà. Tuy nhiên, một cổ đông khác lại nêu một câu hỏi khó cho Ban lãnh đạo HLA. Cổ đông này chất vấn về việc HLA có phân biệt cổ đông lớn - nhỏ và tôn trọng NĐT hay không? Theo cổ đông này phản ánh, một số người quen sở hữu 500, 1.000 cổ phiếu HLA đã không nhận được thư mời trong lần triệu tập đầu tiên. Gửi thư mời đầy đủ, chăm sóc cổ đông trước và sau đại hội chu đáo tạo sự hài lòng, ấn tượng cũng là cách thu hút NĐT đi dự họp.

Vài năm qua, một số DN như CTCP Đầu tư Tân Tạo, Gỗ Trường Thành… vẫn tổ chức ĐHCĐ tại hội trường công ty kết hợp với việc tham quan DN. Thông thường, các DN sẽ tổ chức xe đưa đón các cổ đông. Cũng thực hiện tương tự, nhưng CTCP FullPower (FPC) lại nhận ý kiến chê trách. Một cổ đông FPC phản ánh, do đặc thù DN FDI nên ngôn ngữ chính trong đại hội của FPC là tiếng Hoa. Tuy nhiên, khâu phiên dịch quá kém nên đi họp ĐHCĐ ở Việt Nam mà cổ đông này tưởng đang ngồi ở Trung Quốc, Đài Loan…

Xem ra các DN niêm yết tổ chức ĐHCĐ nếu không "tâm lý" chiều chuộng cổ đông, sẽ khó thu hút NĐT tham dự nhiệt tình.

Giang Thanh

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Hàng loạt công ty chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 (25/02/2011)

>   SSF: 11/03 chốt quyền tham dự ĐHCĐ năm 2011 (25/02/2011)

>   Những trải nghiệm PTKT thú vị 2010 và Ứng dụng cho 2011 (25/02/2011)

>   Năm 2010, vốn gián tiếp vào ròng 1 tỷ USD (24/02/2011)

>   Triển khai sản phẩm mới chưa có thời hạn cụ thể (24/02/2011)

>   Thanh tra toàn diện một dự án liên quan đến QCG  (24/02/2011)

>   HSC tổ chức hội thảo về vĩ mô và thị trường chứng khoán (24/02/2011)

>   Lịch chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 ngày 23/02 (24/02/2011)

>   VCSC: Hạ mức giá mục tiêu của CTD còn 53,400 đồng (23/02/2011)

>   HOSE: Lịch chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 ngày 22/02 (23/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật