Thứ Năm, 17/02/2011 07:50

Nhiều quỹ đầu tư rút vốn qua niêm yết

720 triệu USD: Tổng giá trị giao dịch rút vốn PE qua niêm yết từ năm 2003-2010 tại Việt Nam, theo khảo sát của Grant Thornton.     

Xu hướng này đang được chính những đối tượng trong cuộc đưa ra nhiều nhận định trái chiều.

Giải pháp hàng đầu?

Giải thích lý do tổng giá trị giao dịch rút vốn PE qua niêm yết từ 2003-2010 tại Việt Nam lên đến gần 720 triệu USD, Grant Thornton cho rằng, đây là hình thức giúp rút vốn nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với việc rút vốn không qua sàn (mua bán và sáp nhập - M&A). “Ví dụ, nếu một công ty sản xuất vỏ xe trong nước cần rút vốn cho quỹ đầu tư bằng cách bán lô hàng giá trị lớn cho đối tác nước ngoài thì có thể mất thời gian thương thảo giá cả hợp đồng, hoạt động marketing, chi phí cho công ty tư vấn tìm hiểu về đối tác Việt Nam trước khi ký hợp đồng”, ông Matthew Lourey thuộc Grant Thornton, cho biết. Kết quả khảo sát còn nêu rõ, các quỹ đầu tư thường lựa chọn niêm yết cổ phiếu qua sàn để rút vốn vì thủ tục niêm yết tại Việt Nam, cũng như việc công ty niêm yết tuân thủ các quy định trên sàn, còn khá “dễ dãi” so với nhiều nước.

Mekong Capital, công ty quản lý quỹ chuyên đầu tư vào công ty cổ phần tư nhân tại Việt Nam, có vẻ lạc quan hơn cả từ kết quả khảo sát của Grant Thornton. Tính đến tháng 10.2010, doanh nghiệp này đã có 7 khoản rút vốn hoàn toàn và 2 khoản rút vốn từng phần. Với chiến lược “đầu tư lấy tầm nhìn làm định hướng” bao gồm việc Mekong Capital và các công ty trong danh mục đầu tư thống nhất tầm nhìn chung, cùng đưa ra kế hoạch hành động gồm các mốc thực hiện rõ ràng, các chỉ tiêu có thể đo lường để đạt được tầm nhìn đó, ông Chris khẳng định, từ năm 2010-2012, Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội bán ra các khoản đầu tư của Quỹ MEF vì Quỹ đã tới giai đoạn rút vốn. Nhưng thỉnh thoảng, Công ty sẽ bán các khoản đầu tư của MEF II và VAF khi gặp cơ hội tốt, hay nói cách khác là đạt chỉ tiêu đem lại lợi nhuận.

Không đồng quan điểm với đại diện của Grant Thornton và Mekong Capital, bà Hana Đặng, một đối tác của BankInvest, công ty quản lý quỹ cũng chuyên đầu tư vào các công ty cổ phần tư nhân tại Việt Nam, nói: “Tỉ lệ 60% rút vốn qua sàn chỉ chính xác vào thời hoàng kim của thị trường chứng khoán hay khi VN-Index đạt trên 1.000 điểm cách đây vài năm. Còn vào năm 2011, 2012, với tác động của chính sách kinh tế vĩ mô cùng quy mô, giá trị vốn hóa của thị trường còn hạn chế, các quỹ đầu tư với chiến lược khác nhau sẽ có nhiều lựa chọn rút vốn chứ không chỉ qua sàn chứng khoán”.

Tháng 9.2006, BankInvest giới thiệu 2 quỹ đầu tư Private Equity New Markets có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD tại Việt Nam, chuyên đầu tư vào những công ty vừa và nhỏ với tiềm năng phát triển cao trước khi lên sàn trong thời hạn từ 3-5 năm. Vì vậy, BankInvest sẽ bắt đầu thương vụ rút vốn đầu tiên thông qua hình thức bán trực tiếp cổ phần cho một đối tác chiến lược nước ngoài vào khoảng cuối tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, bà Hana Đặng từ chối cung cấp thông tin về đối tác này.

Trong khi đó, ông Louis Nguyễn, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management (SAM), đơn vị không tham gia khảo sát của Grant Thornton, cho biết, SAM hiện chỉ đầu tư vào 3 công ty cổ phần tư nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam nhưng hiệu quả không cao vì hình thức này chứa đựng yếu tố thua nhiều hơn thắng. “Một trong số đó là Công ty Cầu Phú Mỹ, 3 năm qua vẫn chưa thể niêm yết vì có thông tin cổ phiếu của họ không hấp dẫn. Vì vậy, việc đầu tư vào doanh nghiệp này và rút vốn qua niêm yết cần được xem xét nghiêm túc”, ông nói.

Giải pháp hàng đầu?

Giải thích lý do tổng giá trị giao dịch rút vốn PE qua niêm yết từ 2003-2010 tại Việt Nam lên đến gần 720 triệu USD, Grant Thornton cho rằng, đây là hình thức giúp rút vốn nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với việc rút vốn không qua sàn (mua bán và sáp nhập - M&A). “Ví dụ, nếu một công ty sản xuất vỏ xe trong nước cần rút vốn cho quỹ đầu tư bằng cách bán lô hàng giá trị lớn cho đối tác nước ngoài thì có thể mất thời gian thương thảo giá cả hợp đồng, hoạt động marketing, chi phí cho công ty tư vấn tìm hiểu về đối tác Việt Nam trước khi ký hợp đồng”, ông Matthew Lourey thuộc Grant Thornton, cho biết. Kết quả khảo sát còn nêu rõ, các quỹ đầu tư thường lựa chọn niêm yết cổ phiếu qua sàn để rút vốn vì thủ tục niêm yết tại Việt Nam, cũng như việc công ty niêm yết tuân thủ các quy định trên sàn, còn khá “dễ dãi” so với nhiều nước.

Mekong Capital, công ty quản lý quỹ chuyên đầu tư vào công ty cổ phần tư nhân tại Việt Nam, có vẻ lạc quan hơn cả từ kết quả khảo sát của Grant Thornton. Tính đến tháng 10.2010, doanh nghiệp này đã có 7 khoản rút vốn hoàn toàn và 2 khoản rút vốn từng phần. Với chiến lược “đầu tư lấy tầm nhìn làm định hướng” bao gồm việc Mekong Capital và các công ty trong danh mục đầu tư thống nhất tầm nhìn chung, cùng đưa ra kế hoạch hành động gồm các mốc thực hiện rõ ràng, các chỉ tiêu có thể đo lường để đạt được tầm nhìn đó, ông Chris khẳng định, từ năm 2010-2012, Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội bán ra các khoản đầu tư của Quỹ MEF vì Quỹ đã tới giai đoạn rút vốn. Nhưng thỉnh thoảng, Công ty sẽ bán các khoản đầu tư của MEF II và VAF khi gặp cơ hội tốt, hay nói cách khác là đạt chỉ tiêu đem lại lợi nhuận.

Không đồng quan điểm với đại diện của Grant Thornton và Mekong Capital, bà Hana Đặng, một đối tác của BankInvest, công ty quản lý quỹ cũng chuyên đầu tư vào các công ty cổ phần tư nhân tại Việt Nam, nói: “Tỉ lệ 60% rút vốn qua sàn chỉ chính xác vào thời hoàng kim của thị trường chứng khoán hay khi VN-Index đạt trên 1.000 điểm cách đây vài năm. Còn vào năm 2011, 2012, với tác động của chính sách kinh tế vĩ mô cùng quy mô, giá trị vốn hóa của thị trường còn hạn chế, các quỹ đầu tư với chiến lược khác nhau sẽ có nhiều lựa chọn rút vốn chứ không chỉ qua sàn chứng khoán”.

Tháng 9.2006, BankInvest giới thiệu 2 quỹ đầu tư Private Equity New Markets có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD tại Việt Nam, chuyên đầu tư vào những công ty vừa và nhỏ với tiềm năng phát triển cao trước khi lên sàn trong thời hạn từ 3-5 năm. Vì vậy, BankInvest sẽ bắt đầu thương vụ rút vốn đầu tiên thông qua hình thức bán trực tiếp cổ phần cho một đối tác chiến lược nước ngoài vào khoảng cuối tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, bà Hana Đặng từ chối cung cấp thông tin về đối tác này.

Trong khi đó, ông Louis Nguyễn, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management (SAM), đơn vị không tham gia khảo sát của Grant Thornton, cho biết, SAM hiện chỉ đầu tư vào 3 công ty cổ phần tư nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam nhưng hiệu quả không cao vì hình thức này chứa đựng yếu tố thua nhiều hơn thắng. “Một trong số đó là Công ty Cầu Phú Mỹ, 3 năm qua vẫn chưa thể niêm yết vì có thông tin cổ phiếu của họ không hấp dẫn. Vì vậy, việc đầu tư vào doanh nghiệp này và rút vốn qua niêm yết cần được xem xét nghiêm túc”, ông nói.

Vĩnh Bảo

Nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu “ăn theo” tỉ giá (16/02/2011)

>   Cần câu hay con cá? (16/02/2011)

>   VietABank chuyển đổi 1.6 triệu trái phiếu thành cổ phiếu (16/02/2011)

>   HDC, VNM, DNY, PHS chốt danh sách dự ĐHĐCĐ 2011 (16/02/2011)

>   FPT, VTB, DPM và VNI: Chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ 2011 (16/02/2011)

>   UBCK lấy ý kiến về tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ (15/02/2011)

>   22/02, DQC chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 (15/02/2011)

>   PXS, PXI, DBC, TMC chốt danh sách dự ĐHĐCĐ 2011 (15/02/2011)

>   Nhà máy Titan của Đặng Thành Tâm hoạt động trở lại (15/02/2011)

>   SBT, COM, SC5, SDP chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2011 (14/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật