Giá lương thực toàn cầu tăng vẫn là mối đe dọa lớn trong 2011
Giá lương thực toàn cầu vẫn tiếp tục tăng ở mức cao mới và cao nhất vào cuối tháng 12, đòi hỏi các quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới thuộc nhóm G20 phải có hành động nhanh.
Nhóm G20 gồm 20 quốc gia thành viên bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm giải quyết triệt để vấn đề biến động giá, theo một quan chức hàng đầu của G20.
Giá lương thực toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong tháng vừa qua, vượt xa các mức giá mà đã gây ra các cuộc bạo loạn tại nhiều nước trong năm 2008, và giá các loại ngũ cốc chính có thể tăng hơn nữa, cơ quan lương thực của Liên Hợp Quốc cho biết trong tuần này.
Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng, nếu không được kiểm soát, giá lương thực tăng cao có thể dẫn đến lạm phát, bảo hộ và tình trạng bất ổn.
Thái Lan, quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới cho biết sẽ tiếp tục ổn định việc cung cấp gạo và ngăn ngừa cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 lặp lại.
Một mối lo ngại là giá lương thực cao có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng tại các nước đang phát triển nhanh mới nổi, vốn đang dẫn đầu sự hồi phục kinh tế toàn cầu.
Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc cho biết giá đường và thịt đã đạt mức kỷ lục kể từ năm 1990. Đối với lúa mì, gạo, ngô và các loại ngũ cốc khác, giá cả đã ở mức cao kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008.
Trong cuộc khủng hoảng này, nhiều cuộc bạo loạn nổ ra ở các nước từ Ai Cập đến Haiti. Giá nhập khẩu tăng, làm cho cán cân thương mại của nhiều quốc gia thâm hụt sâu và tốn kém, và nhiều chính phủ ở châu Á đã áp lệnh hạn chế xuất khẩu gạo.
Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc, lạm phát lương thực đã tăng lên 2 con số. Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh trên toàn châu Mỹ Latinh trong tháng 12 do chi phí thực phẩm tăng vọt, tăng áp lực cho các nhà hoạch định chính sách gia tăng lãi suất.
N.Phuong (Theo Commodityonline)
ITPC
|