Thứ Sáu, 17/12/2010 06:26

Chính sách thất thường

Tuần này chúng ta lại chứng kiến hai quyết định thay đổi chính sách vào giờ chót, đó là việc lùi thời hạn tăng vốn pháp định của các ngân hàng thêm một năm và Tổng cục Thuế tiếp tục cung cấp hóa đơn cho các doanh nghiệp chưa tự in được sau ngày 1.1.2011. Ít nhất có hai hệ lụy từ việc trì hoãn này.

Thứ nhất, người làm tốt bị thiệt trong khi kẻ không tuân thủ thì được lợi. Ai cũng biết việc huy động vốn để đáp ứng yêu cầu tối thiểu 3.000 tỉ đồng của các ngân hàng trong thời gian qua là vô cùng khó khăn trong bối cảnh thị trường chứng khoán cứ chúc đầu đi xuống. Cổ đông của những ngân hàng tuân thủ nghiêm túc quy định để đạt được yêu cầu chắc hẳn đã phải bán một phần sở hữu ngân hàng của mình với giá thấp để thu hút thêm vốn. Nói một cách đơn giản là để đảm bảo quy định, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng nói riêng, hệ thống tài chính nói chung, cổ đông của các ngân hàng này đã phải chịu thiệt.

Cũng những ngân hàng này, giả sử họ biết được rằng thời hạn sẽ được lùi lại sớm hơn thì họ sẽ tính toán kỹ hơn để chọn thời điểm phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn phù hợp sao cho có lợi cho mình. Như vậy, vô hình trung những ngân hàng đợi đến giờ chót và có khả năng không đáp ứng được yêu cầu nếu chính sách vẫn có hiệu lực thì được lợi. Kết quả của chính sách này là, xét một cách tương đối, người làm tốt đã bị phạt. Điều này cũng tương tự như những bất cập trong các doanh nghiệp nhà nước. Những doanh nghiệp làm ăn có lãi thì phải đóng thuế đầy đủ, trong khi những đơn vị làm ăn thua lỗ vừa không phải đóng thuế, vừa được hỗ trợ thêm.

Thứ hai là sự kém cỏi của chính sách. Đối với vấn đề tăng vốn pháp định của ngân hàng, thực ra Nghị định 141 đã được ban hành cách đây 4 năm (11.2006). Do vậy, khó có thể nói rằng do thời gian gấp gáp nên ngân hàng không có thời gian chuẩn bị. Nếu thấy có vấn đề thì cần phải tìm hiểu để có sự điều chỉnh sớm hơn là điều hoàn toàn trong tầm tay của các cơ quan liên quan.

Đối với chính sách để doanh nghiệp tự in hóa đơn, việc tiếp tục cung cấp hóa đơn cho những doanh nghiệp chưa in được là hợp lý vì ngay lập tức các nhà in đủ tiêu chuẩn không thể cung cấp đủ cho gần nửa triệu doanh nghiệp. Đây là điều mà ai cũng thấy. Nhưng tại sao đã thấy rõ tính không khả thi như thế mà chính sách ấy vẫn được ban hành rồi lại thay đổi vào phút cuối; tại sao ngay từ đầu không để một giai đoạn chuyển tiếp?

Việc thay đổi chính sách vào giờ chót nêu trên chỉ có thể giải thích bằng sự kém cỏi của cơ quan ban hành chính sách này hay việc ban hành chính sách “giật cục” như vậy sẽ đem lại lợi ích cho ai đó. Cho dù tình huống nào chăng nữa thì cũng là điều không tốt cho xã hội, cho quốc gia.

Để thay đổi một chính sách nào đó vào giờ chót, người ta có thể tìm ra vô số lý do để biện hộ và rất khó bắt bẻ.  Điều này sẽ gây không ít tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh. Kết quả là ý thức làm ăn chân chính bị triệt tiêu trong khi tiêu cực lại có cơ hội tồn tại.

Huỳnh Thế Du

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Moody's hạ bậc tín nhiệm Việt Nam từ Ba3 xuống B1 (15/12/2010)

>   Xử lý hợp đồng bằng ngoại tệ: chỏi! (12/12/2010)

>   Bó tay với tình trạng hai giá trong tiền tệ? (12/12/2010)

>   Vì sao dân ta phải xài tiền mặt? (10/12/2010)

>   Chính phủ yêu cầu đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ (07/12/2010)

>   Kết thúc 3 cuộc kiểm toán gói kích cầu  (07/12/2010)

>   Dừng nhập khẩu xe hơi làm xe công (05/12/2010)

>   Công ty Việt - Société Générale được tăng vốn điều lệ (03/12/2010)

>   11 tháng, vốn đầu tư gián tiếp ròng đạt 712 triệu USD (03/12/2010)

>   Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang vào mạnh (03/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật