Thứ Ba, 30/11/2010 08:10

Trái phiếu chuyển đổi: Bình yên trong bão giá

Cho đến thời điểm này, khi chứng khoán giảm giá ngoài dự đoán của rất nhiều nhà đầu tư trong nước, kể cả tổ chức đầu tư chuyên nghiệp thì thị trường mới thấy rõ ưu điểm của việc phát hành và đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi, từng khá phổ biến từ một năm trước.

Ngày 27/8/2010 là thời điểm 1,8 triệu cổ phần của CTCP Chương Dương phát hành cho đối tác chiến lược được giao dịch tự do sau thời gian hạn chế chuyển nhượng 6 tháng. Hai đối tác mua cổ phiếu CDC đợt này là Công ty Tài chính Cao su, mua 1,2 triệu cổ phiếu và CTCP Chứng khoán Thăng Long (TLS), mua 600.000 cổ phiếu với giá 25.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá này được xem là khá tốt tại thời điểm phát hành bởi nó thấp hơn giá thị trường, sự ưu đãi chỉ dành cho các nhà đầu tư chiến lược của CDC.

Vào ngày 27/8, giá cổ phiếu CDC là 27.100 đồng/cổ phiếu và lình xình, giảm dần, đến ngày 26/11, còn 21.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tính trên giá mua thì cổ đông chiến lược đã lỗ hơn 25%, còn nếu tính cả chi phí vốn (nếu là vốn vay) hoặc chi phí cơ hội với lãi suất 12%/năm, giá cổ phiếu CDC cần tăng đến 28.000 đồng/cổ phiếu mới đủ hòa vốn khoản đầu tư chiến lược đợt này.

Chưa có thông tin về việc TLS đã bán CDC hay chưa nhưng Tài chính Cao su vẫn còn giữ gần 2 triệu cổ phiếu CDC, trong đó, 1,2 triệu cổ phần mua chiến lược.

Với tình hình thị trường hiện nay, trái chủ của CTCP Chứng khoán Sài Gòn không lo lắng bởi khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi SSI, họ có thể lấy tiền về chứ không chịu lỗ khi trái phiếu chuyển thành cổ phiếu. Giá trái phiếu chuyển đổi của SSI tương đương 37.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn nhiều so với giá 22.000 đồng/cổ phiếu hiện nay.

Tháng 3 sang năm là thời hạn chuyển đổi trái phiếu SSI, nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng cổ phiếu SSI sẽ tăng giá gần 100% để các trái chủ đủ lợi ích thực hiện chuyển đổi thành cổ phiếu.

Tuy chỉ hưởng lãi suất 4%/năm, nhưng việc không bị thua lỗ trong một năm khắc nghiệt của TTCK như năm qua cũng có thể coi là thành công của những người mua trái phiếu SSI.

Đương nhiên, một công ty khi phát hành xong trái phiếu chuyển đổi thì không muốn sau đó lại phải trả lại tiền cho người mua mà muốn các trái chủ thực hiện chuyển đổi hết trái phiếu đã mua. Nhưng xem ra, với chênh lệch lớn giữa giá cổ phiếu hiện nay và giá chuyển đổi, khả năng nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi là rất nhỏ.

Một trái chủ SSI cho biết: “Ngay cả khi giá cổ phiếu SSI tại thời điểm chuyển đổi tăng bằng giá chuyển đổi trái phiếu thì tôi vẫn lấy tiền về để cơ cấu danh mục đầu tư, tăng tỷ lệ tiền mặt”.

Ngày cuối cùng tháng 11 cũng là ngày chốt danh sách trái chủ chuyển đổi thành trái phiếu của HPG với giá chuyển đổi là 37.300 đồng/cổ phiếu, chỉ ngang bằng mức giá thị trường hiện là 38.000 đồng/cổ phiếu. Có những trái chủ muốn nhận tiền về dù lãi suất 0%, không phải vì họ không tin vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mà đơn giản vì “hết tiền mặt”.

Sau một năm TTCK suy giảm liên tục, nhiều nhà đầu tư buộc phải lấy tiền về để đảm bảo cân bằng giữa chứng khoán và tiền mặt ở tỷ lệ an toàn hoặc đơn giản chỉ để trả nợ khi mà các khoản đầu tư khác không dễ dàng thanh khoản.

Bối cảnh thị trường như hiện nay đã cho thấy tính “lợi hại” khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi, lợi cho cả doanh nghiệp dù phải trả tiền lại cho nhà đầu tư thì cũng được sử dụng vốn vay lãi suất thấp trong một năm để đầu tư sản xuất - kinh doanh hoặc sẵn sàng chớp cơ hội kinh doanh, lợi cho nhà đầu tư vì có thể chọn lấy lại tiền trong trường hợp giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn giá chuyển đổi.

Tuy nhiên, tính toán trên có lẽ chỉ phù hợp với các nhà đầu tư trong nước. Một vài tổ chức đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam thường chọn mua trái phiếu chuyển đổi với giá ngang bằng, thậm chí cao hơn giá cổ phiếu trên thị trường cùng thời điểm. Nhưng việc chọn hình thức trái phiếu chuyển đổi để đầu tư không có nghĩa là tổ chức này ngại rủi ro về thị trường, tính đến chuyện rút tiền về nếu đến thời điểm chuyển đổi, giá cổ phiếu xuống thấp.

Giám đốc một công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi cho tổ chức đầu tư nước ngoài cho biết: “Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư nước ngoài đã xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp định giá căn bản. Họ coi đấy là giá chuẩn chứ không để ý đến thị giá cổ phiếu.

Còn việc lựa chọn hình thức trái phiếu chuyển đổi để đầu tư thay vì đầu tư cổ phiếu ngay là để nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tìm hiểu doanh nghiệp Việt Nam kỹ càng hơn, từ đó quyết định có nên chuyển đổi trái phiếu để thành cổ đông hay không”.

Trên thực tế, có trường hợp tổ chức nước ngoài vẫn chuyển đổi hết toàn bộ số trái phiếu đã mua thành cổ phiếu dù tại thời điểm chuyển đổi, giá chuyển đổi cao hơn giá thị trường, bởi việc mua được một lượng lớn cổ phiếu của một DN là không dễ.

Sau một năm nở rộ hoạt động phát hành trái phiếu chuyển đổi, nay sắp đến hạn chuyển đổi, nhiều nhà đầu tư mới thấy đã may mắn lựa chọn đầu tư trái phiếu chuyển đổi một năm trước, khi mà ai cũng lạc quan về thị trường hơn bây giờ.

Hoa Xuân

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   ADB: Việt Nam còn 290 nghìn tỷ đồng trái phiếu chưa thanh toán (29/11/2010)

>    08/12/2010, ngày ĐKCC hưởng lãi trái phiếu VEC10802 (28/11/2010)

>   13/12/2010, ngày ĐKCC hưởng lãi trái phiếu VEC10804 (28/11/2010)

>   01/12/2010, ngày ĐKCC hưởng lãi trái phiếu CPB0911027 (28/11/2010)

>   01/12/2010, ngày ĐKCC hưởng lãi trái phiếu CPB0912028 (28/11/2010)

>    06/12/2010, ngày ĐKCC hưởng lãi trái phiếu CPD0914026 (28/11/2010)

>   CTM sẽ phát hành 90 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (26/11/2010)

>   GMD đã bán xong 396,787 trái phiếu chuyển đổi (25/11/2010)

>   ACB sẽ phát hành 3,000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 11/2011 (23/11/2010)

>   Western Bank phát hành kỳ phiếu lãi suất 13.5%/năm (23/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật