Thứ Sáu, 19/11/2010 09:09

Thị trường chứng khoán Việt Nam: Ế cổ phần đấu giá

Phiên đấu giá 10,195 triệu cổ phần của CTCK NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) ngày 17.11 được cho là thành công khi bán hết toàn bộ số CP mang ra đấu giá.

Lượng đăng ký mua tại phiên đấu giá này đạt 10,844 triệu cổ phần, cao hơn lượng chào bán. Đặc biệt, trong số 255 NĐT (trong đó có 2 tổ chức) thì NĐT nước ngoài cũng tham gia và mua được 442.266 cổ phần. Đây được coi là phiên đấu giá thành công bởi TTCK thời gian gần đây có khá nhiều đợt đấu giá bị ế cổ phần.

Ế chồng chất

Ngày 18.11, HoSE thông báo hủy tổ chức đấu giá của CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên. Theo thông báo của HoSE, 16h ngày 17.11 là thời hạn kết thúc đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cổ phần của Cty này, nhưng không có NĐT nào tham gia đăng ký. Chiếu theo điều 13 Quyết định số 30/2010/QĐ-SGDHCM ngày 5.11.2010 Quy chế bán đấu giá, đợt đấu giá của CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên đã không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá.

Trước đó, đợt đấu giá cổ phần của TCty khí VN được tổ chức ngày 17.11 cũng chỉ bán được 60.973.700 CP trong tổng số 94.750.000 CP mang ra đấu giá. Thông tin ngày 15.11 về hai phiên đấu giá cổ phần tại HoSE và HNX cũng có kết thúc buồn khi một phiên cũng sẽ phải hủy vì không có ai đăng ký, còn một phiên ế 22%. Phiên đấu giá bị hủy là phiên đấu giá cổ phần của CTCP thương mại Satra Tiền Giang hôm 22.11 tới qua sàn HoSE. Bởi kết thúc thời hạn đăng ký mua CP (1,39 triệu cổ phần, giá khởi điểm 14.000 đồng/cổ phần) của Cty này nhưng cũng không có NĐT nào tham gia. Còn phiên đấu giá 9,25 triệu cổ phần của CTCP Hồng Hà Dầu khí ngày 15.11 tại HNX chỉ bán được 2,086 triệu cổ phần, tương đương 78% lượng chào bán với 17 NĐT cá nhân tham gia.

Hôm nay - ngày 19.11, HoSE tổ chức phiên đấu giá 924.709 cổ phần của Cty MTV đầu tư xây dựng Trường Thịnh, giá khởi điểm là 17.000 đồng/cổ phần. Dù khối lượng đấu giá chưa tới 1 triệu CP, nhưng theo thông báo của sở thì hết thời gian đăng ký mới có 3 NĐT đăng ký mua 700.000 CP. Trước đó, một loạt phiên đấu giá cũng rơi vào tình cảnh tương tự như phiên đấu giá của Cty cấp thoát nước và môi trường số 2 Vĩnh Phúc bán được 6,2% khối lượng; Cty TNHH một thành viên cấp thoát nước Quảng Bình chỉ bán được 5% lượng chào bán; Cty TNHH một thành viên ximăng Thanh Sơn bán được chưa đầy 1% (chỉ 8.000 cổ phần) trong số 1,21 triệu cổ phần chào bán;...

Đợi đến "bình minh"

Theo thống kê của HNX, trong quý III/2010, có 8 phiên đấu giá được tổ chức qua HNX với tổng khối lượng trên 40,5 triệu cổ phần. Tuy nhiên tỉ lệ thanh toán thực tế chỉ đạt 79%, tương đương 31,8 triệu cổ phần. Thống kê con số lũy kế 10 tháng còn đáng buồn hơn khi tỉ lệ cổ phần được mua thực tế (có thanh toán) chỉ là 61%. Như vậy khối lượng bị ế lên tới xấp xỉ 37,1 triệu cổ phần.

Theo GĐ một CTCK cho biết, số lượng hợp đồng tư vấn IPO của Cty trong thời gian gần đây giảm mạnh. Ông này cũng cho rằng, nguyên nhân trực tiếp khiến các phiên đấu giá rơi vào cảnh chợ chiều là do sự sụt giảm của TTCK trong một thời gian khá dài. Bởi “chợ” đấu giá phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến trên sàn thứ cấp. “Khi tâm lý NĐT chán nản, giao dịch trên sàn cũng sẽ rơi vào tình cảnh ảm đạm, nói gì tới các phiên đấu giá” - vị GĐ này nói. “Trừ trường hợp là có DN nào đó định giá CP ở mức thấp để hấp dẫn NĐT. Nhưng đây là điều khó tưởng bởi không ai muốn định giá và bán DN mà mình đã bỏ công sức xây dựng và vun đắp ở mức thấp”.

Trở lại trường hợp IPO của BSC, giá đấu thành công bình quân CP này là 10.317 đồng/cổ phần, không cao hơn nhiều so với giá khởi điểm 10.300 đồng/cổ phần. Sau phiên đấu giá, lãnh đạo Cty đã rất vui mừng vì đợt IPO này đã thành công. Ông Đỗ Huy Hoài - GĐ Cty, cũng nhìn nhận sự thành công này là một tín hiệu rất đáng khích lệ trong bối cảnh TTCK vẫn khá trầm lắng như hiện nay. Bởi trước đó, BSC cũng chỉ đưa ra giá khởi điểm là 10.300 đồng/CP.

Trước hàng loạt đợt đấu giá bị ế, vị GĐ CTCK trên cho biết, không giống như các đợt bán cổ phần của các NH khi có bão lãnh phát hành, đợt đấu giá của các DN sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào diễn biến trên thị trường. Do đó, đã có nhiều DN lùi thời hạn đấu gia; và bản thân các đơn vị tư vấn cũng ủng hộ điều này. Chính vì thế, các phiên đấu giá cũng sẽ phải chờ TTCK đi hết “đêm trước của bình minh”.

Lưu Thủy

lao động

Các tin tức khác

>   PVGas đã bán gần 61 triệu cổ phần và thu 1,890 tỷ đồng (17/11/2010)

>   BSC đấu giá thành công hơn 10.19 triệu cổ phần (17/11/2010)

>   France Telecom quyết tâm theo đuổi cổ phiếu MobiFone (16/11/2010)

>   Vận tải biển Vũng Tàu đấu giá 2.81 triệu cp với giá 10,100 đồng/cp (16/11/2010)

>   Lượng đăng ký IPO Đầu tư Xây dựng Trường Thịnh đạt 75% (15/11/2010)

>   Tăng tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại VEC lên 87,17% (12/11/2010)

>   1,057 nhà đầu tư đăng ký tham gia IPO của PVGas (12/11/2010)

>   Afiex An Giang thu được 40.5 tỷ đồng từ đấu giá (12/11/2010)

>   Nhu cầu mua cổ phần đấu giá BSC vượt lượng cung (12/11/2010)

>   Phân bón Bình Điền huy động được 107 tỷ đồng từ đấu giá (10/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật