Thứ Tư, 20/10/2010 15:36

Sẽ đồng tình với chủ trương tiếp tục phát hành trái phiếu

Ông Trần Đình Đàn

Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vẫn hy vọng, tại Kỳ họp thứ 8 (khai mạc ngày hôm nay, 20/10), các đại biểu Quốc hội sẽ đồng tình với chủ trương của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) và phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP).

Nhiều ý kiến cho rằng, để kiềm chế nợ công, bảo đảm an ninh tài chính, cần phải giảm bớt phát hành TPCP. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Tại Kỳ họp thứ 8 này, Chính phủ sẽ gửi Báo cáo về tình hình thực hiện TPCP giai đoạn 2003 - 2010 và dự kiến Danh mục dự án, công trình đầu tư bằng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2011 - 2015 tới các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu và cho ý kiến. Theo dự kiến của Chính phủ, trong giai đoạn tới, bình quân mỗi năm sẽ phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng TPCP.

Tôi tin rằng, các đại biểu Quốc hội sẽ đồng tình với chủ trương của Chính phủ.

Nợ công của Việt Nam đã sát ngưỡng an toàn, nên nhiều người lo ngại rằng, việc phát hành TPCP sẽ tiếp tục làm gia tăng nợ công. Vậy vì sao ông đồng tình với chủ trương tiếp tục phát hành TPCP?

Năm nào các tỉnh miền Trung cũng phải chịu thiên tai, bão lũ tàn phá. Hiện khu vực này đang phải gánh chịu 2 trận lũ lịch sử liên tiếp, cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, thủy lợi bị tàn phá nặng nề. Với sự tàn phá của thiên nhiên, thì sức dân không thể tự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngân sách Trung ương và địa phương cũng không đủ nguồn lực để đầu tư. Như vậy, nếu không huy động TPCP thì lấy nguồn nào để đầu tư nâng cấp cở sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, thủy lợi?

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, Chính phủ đã có chủ trương rà soát Danh mục đầu tư để thu hẹp số lượng công trình, dự án sử dụng nguồn vốn này theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm và chỉ đầu tư vào những công trình có hiệu quả cao.

Cũng trong Kỳ họp này, Chính phủ sẽ gửi Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình MTQG đến các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu và cho ý kiến. Ông có đồng tình với chủ trương tiếp tục phải thực hiện Chương trình này trong giai đoạn tới?

Chúng ta tập trung phát triển kinh tế đồng thời với thực hiện chính sách an sinh xã hội. Chương trình MTQG và Chương trình hỗ trợ có mục tiêu chính là nhằm thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách về thu nhập... Nếu không tiếp tục thực hiện thì làm sao có thể thực hiện chính sách an sinh xã hội hiệu quả trong bối cảnh nông nghiệp - nông thôn - nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, với nguồn lực có hạn mà thực hiện quá nhiều Chương trình MTQG gia và Chương trình hỗ trợ có mục tiêu thì tất yếu dẫn đến phân tán nguồn lực?

Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta thực hiện tổng cộng tới 60 chương trình. Việc thực hiện nhiều chương trình làm nguồn lực bị phân tán, chính vì vậy, trong giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ dự kiến giảm số lượng chương trình (số lượng chương trình hỗ trợ có mục tiêu sẽ giảm từ 48 xuống còn 26).

Tôi tin rằng, nhiều đại biểu sẽ đồng tình với chủ trương này, bởi việc tiếp tục triển khai các chương trình này sẽ giúp những người cận nghèo thoát nghèo một cách vững chắc.

Năm 2011, Chính phủ đề xuất mức bội chi tương đương 5,5% GDP. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải giảm xuống 5%, thậm chí dưới 5% GDP. Quan điểm của ông ra sao?

Cả Chính phủ và Quốc hội đều không muốn bội chi, nhưng trong điều kiện là quốc gia đang phát triển, nếu quá lo ngại bội chi mà thắt chặt chi tiêu, thì không có vốn đề đầu tư phát triển. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến 2 mức bội chi khác nhau để trình Quốc hội xem xét. Tôi tin rằng, Quốc hội sẽ đồng ý với mức bội chi hợp lý, song nhiều khả năng thấp hơn mức mà Chính phủ đề xuất.

Đâu là cơ sở để ông tin là như vậy?

Tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội tỷ lệ bội chi là 7% GDP trong khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ dự kiến mức bội chi 6% GDP. Sau khi Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Chính phủ cân nhắc, tính toán lại và kiến nghị mức bội chi giảm xuống còn 6,5% GDP. Nhưng cuối cùng, qua nhiều lần thảo luận, Quốc hội đã quyết định mức bội chi của năm nay là 6,2% GDP. Đến thời điểm này, sau khi đã tổng hợp đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội, kết quả thu - chi và dự kiến thu - chi trong quý IV, thì cả Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có chung nhận định: mức bội chi năm nay ở vào khoảng 5,9 - 5,95% GDP.

Tôi tin rằng, khi thông qua kế hoạch phát triền kinh tế - xã hội năm 2011, Quốc hội sẽ tìm ra con số bội chi hợp lý để Chính phủ vừa bảo đảm được chính sách an sinh xã hội, vừa tập trung đầu tư để phát triển kinh tế.

Mạnh Bôn

đầu tư

Các tin tức khác

>   TrustBank phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu (19/10/2010)

>   Trái phiếu lãi suất thả nổi: “Món ăn” mới cho nhà đầu tư (15/10/2010)

>   Gần 6.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được bán hết (14/10/2010)

>   TKV sẽ phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế (12/10/2010)

>   HCM_1107: Ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu (11/10/2010)

>   HCMA1205: Ngày ĐKCC thanh toán lãi trái phiếu (11/10/2010)

>   VIP phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu trong 3 đợt (11/10/2010)

>   CTG vừa phát hành 4 nghìn tỷ đồng trái phiếu (08/10/2010)

>   VFC phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu (07/10/2010)

>   Ngày 05/10/2010, hủy niêm yết và ngừng giao dịch trái phiếu CPB071034 (04/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật