Chủ Nhật, 31/10/2010 08:11

Làm gì để kiềm chế lạm phát?

Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay là các biện pháp kiềm chế lạm phát từ nay đến cuối năm.

* Lo lạm phát cao hơn tăng trưởng kinh tế

Dư luận quan tâm cũng phải bởi mấy năm vừa rồi, cứ gần đến cuối năm là giá nhiều mặt hàng cứ theo nhau tăng vù vù mặc cho nhiều, rất nhiều biện pháp của Chính phủ, các bộ ngành, tỉnh thành được đưa ra. Vấn đề đặt ra ở đây, theo ý kiến của nhiều người được hỏi là không phải những biện pháp được đưa ra này không đúng mà ở chỗ là vấn đề kiểm soát và xử lý trong các biện pháp đó. Hầu như những thông tin này rất ít xuất hiện. Ngoài vấn đề kiểm soát và đưa ra các biện pháp xử lý thì một trong những vấn đề không kém phần quan trọng lại chính là dư luận. Nhiều thông tin sẽ, cần phải tăng giá mặt hàng này, mặt hàng kia (nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân) liên tục được đưa ra, đưa ra từ rất lâu nhưng các biện pháp, phương thức thì cứ đưa ra rồi mới bàn cãi, tranh luận,  hoặc thậm chí cuối cùng không tăng. Dù không tăng, nhưng hậu quả của những thông tin đó là làm cho giá của những mặt hàng khác lại tăng theo dạng tự động, dây chuyền. Mà điều này sẽ rất khó để kiểm soát. Vì sao ? Vì là trực tiếp, là rất nhỏ, rất đời thường nên nhiều khi chỉ cần có những thông tin tương tự như sẽ tăng giá điện, nước… là những người bán hàng trực tiếp đã tự động tăng giá các mặt hàng khác. Mỗi thứ chỉ tăng một ít mà không phải thứ gì quan trọng, trực tiếp cũng được niêm yết giá như mớ rau, lạng thịt, một cuốc xe ôm, bát bún, bát phở… góp lại thành nhiều, gây ảnh hưởng lớn. Mà kinh nghiệm cho thấy đã tăng rồi thì rất khó giảm. Từ đó cũng có thể thấy việc tăng giá không phải do từ phía DN nên việc xử lý lại càng khó hơn.

Nói về vấn đề này bên hành lang Quốc hội, một quan chức cho rằng có biện pháp mạnh để kiểm soát giá tiêu dùng. Điều này rất cần thiết và đáng hoan nghênh. Nhưng quan trọng nhất là những giải pháp cụ thể như thế nào, không chỉ đối với một, hai hay tất cả các mặt hàng mà ngay cả chính với tâm lý của người dân. Người dân, doanh nghiệp khi nhìn được, đọc được những biện pháp cụ thể thì họ sẽ yên tâm mà không tự động tăng giá. Ví dụ, chuyện tăng giá điện phải nghiên cứu, phải có lộ trình. Đó là điều tất yếu, nhưng cần phải có phương án cụ thể trước khi quyết định có tăng hay không và khi nào sẽ tăng, chứ không nên bàn quá nhiều, thông tin quá nhiều, từ nhiều phía.

Linh Nguyên

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   "Kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực năm 2011" (30/10/2010)

>   Nợ công sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới (30/10/2010)

>   Vay 76 triệu đô la Mỹ vốn ODA từ Hàn Quốc (29/10/2010)

>   Doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng giá 180.000 đồng/ha (29/10/2010)

>   Mỹ công bố dự án hơn 11 triệu USD ở Việt Nam (28/10/2010)

>   Không đổi cách đầu tư, phát hành bao nhiêu trái phiếu cũng không đủ (28/10/2010)

>   Vay tiền WB đầu tư dự án cáp ngầm xuyên biển (28/10/2010)

>   Lập Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau (28/10/2010)

>   Đường Hồ Chí Minh thiếu đến hơn 80% vốn (28/10/2010)

>   Bauxite và Vinashin (28/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật