!
Thứ Ba, 07/09/2010 11:46

Trung Quốc – Thị trường cung cấp chính mặt hàng phân bón

Theo số liệu thống kê, tháng 7/2010, Việt Nam đã nhập khẩu 223,9 nghìn tấn phân bón các loại, đạt trị giá 75,7 triệu USD, tăng 73,66% về lượng và tăng 90,41% về trị giá so với tháng 6, nâng tổng lượng phân bón nhập khẩu trong 7 tháng năm 2010 lên 1,6 nghìn tấn, trị giá 512,7 triệu USD giảm 34,41% về lượng và giảm 36,76% về trị giá so với 7 tháng năm 2009.

Nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam đều giảm cả về lượng và trị giá ở hầu hết các thị trường. Trung Quốc – vẫn là thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam. 7 tháng năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 638,5 nghìn tấn phân bón các loại từ thị trường Trung Quốc, chiếm 39,29% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến nay, đạt trị giá trên 191 triệu USD, nhưng giảm 27,88% về lượng và giảm 33,42% về trị giá so với 7 tháng năm 2009.

Đứng thứ hai và chiếm 14,53% trong tổng lượng nhập khẩu mặt hàng, Nga là thị trường đứng sau Trung Quốc về nhập khẩu phân bón của Việt Nam, với lượng nhập là 236,1 nghìn tấn, trị giá 79,4 triệu USD, giảm 16,96% về lượng và giảm 3,47% về trị giá so với cùng kỳ.

Tuy thứ ba, nhưng thị trường Nhật Bản, lại có lượng và trị giá tăng so với cùng kỳ. 7 tháng đầu năm, Nhật Bản đã xuất khẩu 122,8 nghìn tấn phân bón các loại sang thị trường Việt Nam, đạt trị giá 17,4 triệu USD, tăng 55,36% về lượng và tăng 58,15%.

Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ một số thị trường có sự tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm. Đứng đầu về sự tăng trưởng này là thị trường Nauy, tăng tới 7240,41% về lượng và tăng 3.991,15% về trị giá so với cùng kỳ đạt 14,1 nghìn tấn và 5,99 triệu USD; đứng thứ hai là Malaixia với 176,91% về lượng và tăng 164,64% về trị giá đạt 41,8 nghìn tấn và 12,7 triệu USD; Đứng thứ ba là thị trường Bỉ, tăng 106,04% về lượng và tăng 41,65% về trị giá đạt 4,1 nghìn tấn và 2,2 triệu USD; đứng thứ tư là thị trường Canada tăng 81,96% về lượng và 10,08% về trị giá đạt 82,2 nghìn tấn và 34,3 triệu USD.

Vinanet

Các tin tức khác

>   Vinashin phải có phương án xử lý nợ ngân hàng trước 13/9 (07/09/2010)

>   Hoa Kỳ dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu năm (07/09/2010)

>   Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 25,4% (07/09/2010)

>   Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ kim loại thường tăng 77,61% (07/09/2010)

>   Thuốc chữa bệnh tiếp tục tăng giá (07/09/2010)

>   Giá cả cuối năm biến động khó lường (07/09/2010)

>   Giá thép đang đi “chệch” dự báo (07/09/2010)

>   Hàng giả bủa vây người tiêu dùng (07/09/2010)

>   Nhiều DN chế biến thủy sản có nguy cơ phá sản (07/09/2010)

>   Giá thủy hải sản đứng ở mức cao (07/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật