Thứ Năm, 09/09/2010 06:50

Rủi ro trái phiếu lãi suất cao

Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nhiệm vụ thực thi chủ trương kéo giảm lãi suất cho vay nhằm tiếp vốn cho doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế, góp phần hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đây là chủ trương đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, mặc dù NHNN đã có nhiều cố gắng xoay xở, nhưng do thực lực tài chính còn khiêm tốn và nhiều nguyên nhân khác cho nên đến nay mục tiêu kéo giảm mặt bằng lãi suất chưa đạt được kết quả như mong muốn, giá vốn cho DN và nền kinh tế vẫn còn khá cao.

Các giải pháp huy động trách nhiệm xã hội, đồng thuận của DN tỏ ra không mấy hiệu nghiệm. Chính phủ đã có chủ trương phát hành trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất 13%/năm, đã huy động được một số vốn cho các dự án, nhưng việc này không thể góp phần hạ mặt bằng lãi suất được nên gần đây có chủ trương hạ lãi suất trái phiếu Chính phủ xuống 9,75%, nhưng không được các ngân hàng thương mại (NHTM) hưởng ứng vì với mức lãi suất đó NHTM không có lãi do mức lãi suất huy động của NHTM cao hơn nhiều (11%-12%/năm và cao hơn dưới nhiều hình thức thưởng, khuyến mại). Đây thực sự là khó khăn, thách thức đối với ngành ngân hàng trong việc cung ứng vốn với mức lãi suất hợp lý cho DN và nền kinh tế. Gần đây xuất hiện một tình huống mới: một số tập đoàn, tổng công ty có “máu mặt” phát hành trái phiếu DN (TPDN) với mức lãi suất cao, hấp dẫn (15%/năm trong năm đầu, các năm sau được cộng thêm biên độ 3%-3,5%/năm so với lãi suất tiền gửi bình quân của 4 NHTM lớn). Do vậy, TPDN sẽ có mức lãi suất khá cao.

Việc này đem lại cái lợi trước mắt cho một số DN nhưng là cái lợi bất cập hại. Đó là, một bộ phận vốn được rót vào một số DN lớn, do vậy các DN vừa và nhỏ không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn này. Việc phát hành TPDN với mức lãi suất cao hoàn toàn không góp phần vào việc kéo giảm mặt bằng lãi suất xuống như chủ trương của nhà nước. Một điều bất lợi, rủi ro lớn cho các NHTM ở chỗ, nếu nguồn vốn này được rót cho những tập đoàn, tổng công ty kinh doanh kém hiệu quả, không có mức lợi nhuận lớn hơn lãi suất TPDN thì DN đó không có khả năng trả nợ, gây ra phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế. Có thể nói việc phát hành TPDN với mức lãi suất cao là con dao hai lưỡi, lợi bất cập hại mà phần bất lợi, rủi ro nền kinh tế phải gánh chịu nếu NHNN không kiểm soát chặt chẽ quá trình này ngay từ đầu và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết.

TS Phạm Minh Trí

Sài Gòn Giải phóng

Các tin tức khác

>   EVN dự định phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra nước ngoài (07/09/2010)

>   HAG phát hành xong 1,100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (06/09/2010)

>   Thông báo điều chỉnh ngày giao dịch không hưởng lãi trái phiếu (01/09/2010)

>   Điều chỉnh ngày chốt quyền trái phiếu TP4A4204, CPB0810045, CPB0811046  (01/09/2010)

>   Trái phiếu HCMB0903: Chốt quyền hưởng lãi ngày 16/09/2010 (01/09/2010)

>   Trái phiếu CPB0811029: Chốt quyền hưởng lãi ngày 06/08/2010 (01/09/2010)

>   KSS: 25/08 chốt quyền lấy ý kiến phát hành trái phiếu (17/08/2010)

>   ALP chốt quyền lấy ý kiến phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu (31/08/2010)

>   KienLong Bank phát hành trái phiếu dài hạn (31/08/2010)

>   Habubank hoàn thành đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi (27/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật