Thứ Hai, 06/09/2010 22:41

Ba vấn đề ngắn hạn để kiềm chế nhập siêu

Mục tiêu kiềm chế mức nhập siêu 2010 dưới 20% dường như đang gần về đích qua việc tỷ lệ nhập siêu giảm dần trong những tháng gần đây. Nhưng theo Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), phải theo sát 3 vấn đề ngắn hạn thì mới có thể về đích.

Ông Vũ Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác 8 tháng (6-9) tại Hà Nội rằng việc giữ nhập siêu dưới 20% như chỉ tiêu đề ra là có thể thực hiện được nếu không xảy ra hiện tượng tăng nhập khẩu đột biến, đầu cơ hàng hoá.

Tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu đã đạt 44,85 tỉ đô la, tăng 19,7% so với cùng kỳ và nhập khẩu là 52,67 tỉ đô dẫn đến mức nhập siêu hàng hàng hóa tháng 8 bằng 15% kim ngạch xuất khẩu (ước tính 0,9 tỉ đô) và 8 tháng tổng mức nhập siêu bằng 18,32% kim ngạch xuất khẩu . Đây là tháng thứ 4 nhập siêu dưới chỉ tiêu cho phép.

Tuy nhiên, dự báo tháng 9 kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm hơn tháng 8, do ảnh hưởng bởi 4 ngày nghỉ lễ .Việc tăng trưởng xuất khẩu sẽ tiếp tục vào những tháng cuối của năm vì nhu cầu của thị trường thế giới. Theo ước tính, nếu 3 tháng cuối năm tăng trưởng nhập khẩu khoảng 7,3 tỉ đến 7,4 tỉ đô la/tháng thì kim ngạch nhập khẩu cả năm sẽ vào khoảng 80 tỉ đến 82 tỉ đô la. Xuất khẩu mỗi tháng khoảng 5,9 tỉ đô la thì tổng kim ngạch xuất đi cả năm khoảng 68,5 tỉ đô la. Và mức nhập siêu 2010 có thể là dưới 20% kim ngạch xuất khẩu.

“Vấn đề với xuất khẩu là đẩy mạnh, tận dụng được các hiệp định song phương (FTA) đã ký và siết chặt việc cấp phép nhập khẩu tự động, tự khắc nhập siêu sẽ giảm đi”, ông Chinh nói.

Có ba vấn đề hiện đang ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nhập siêu hàng hoá 3 tháng cuối năm: 1/ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nếu không có giải pháp giảm chi phí thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp khó. 2/ Xuất khẩu cũng đối diện với hiện tượng thiếu lao động phổ thông ở các ngành dệt may, da giày, đồ gỗ do mức lương thấp, bỏ việc nhiều. 3/ Các rào cản kỹ thuật ở nhiều thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam là chưa lường hết được.

Bên cạnh đó, một số ngành xuất khẩu như đồ gỗ, thủy sản đang thiếu nguyên liệu đầu vào và Bộ Công Thương đã "mở cửa" việc nhập khẩu nguyên liệu nhưng nguồn cung chưa thuận lợi. Xuất khẩu thủy sản, đồ gỗ là nhóm chủ lực nên nếu đẩy mạnh sản xuất được nhóm hàng này thì tỷ lệ nhập siêu sẽ được chặn bớt.

Ngọc Lan

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Jetstar Pacific ngừng bay Hà Nội-Nha Trang (06/09/2010)

>   Hạ thuỷ tàu hàng 53.000 tấn (06/09/2010)

>   Gỡ khó để vận hành nhà máy Bio Ethanol Dung Quất (06/09/2010)

>   Giá thép bị thao túng do hệ thống phân phối yếu (06/09/2010)

>   Đẩy mạnh bình ổn thị trường trong nước, gia tăng xuất khẩu (06/09/2010)

>   Tiêu thụ đường trong nước giảm mạnh (06/09/2010)

>   Hơn 1.000 tỷ đồng xây Tổ hợp vật liệu Viglacera (06/09/2010)

>   Nói không với tôm bơm tạp chất: Đánh trống bỏ dùi (06/09/2010)

>   S-Fone mời Việt kiều Đức về làm tổng giám đốc (06/09/2010)

>   Chậm 3 ngày, bị ách thủ tục nhập khẩu gần một năm (06/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật