Thứ Bảy, 07/08/2010 06:58

Cty niêm yết tăng vốn càng mạnh : Cổ đông nhỏ càng thiệt

Thời gian gần đây, các Cty cổ phần VN (nhất là các Cty niêm yết) đã liên tục phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Vấn đề là sự tăng vốn diễn ra rất dễ dãi, khiến người ta có cảm giác các Cty có thể phát hành cổ phiếu (thậm chí cả trái phiếu) vô hạn độ.

Từ trước đến nay, ít ai đặt vấn đề DN có thể tăng vốn lên bao nhiêu là hợp lý hay được phép ?

Thủ tục đơn giản và dễ dàng

Qua khảo sát các đại hội cổ đông ở các Cty cổ phần, phê duyệt phương án tăng vốn diễn ra rất đúng kịch bản. Nhóm cổ đông chi phối đề nghị tăng vốn đưa ra đại hội với vài lý lẽ đơn giản về mục đích sử dụng vốn (đầu tư vào dự án đất đai A, B, C.., tăng công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm lõi như corebanking,...) và phương án tăng vốn, hoặc gọi là phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chắc chắn được thông qua vì các cổ đông đã chi phối và hầu như khống chế hết các quyết định khi biểu quyết... Những phương án đó được gửi lên cơ quan chức năng và 99,99% được thông qua vì đó là phương án mà theo cơ quan chức năng cho là DN phải chịu trách nhiệm trước cổ đông...

Nhớ rằng, đại hội đồng cổ đông thường ủy quyền cho HĐQT và HĐQT lại ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT lựa chọn thời điểm phát hành để tăng vốn và có khi cả phân phối chứng khoán.

Tăng bao nhiêu là đủ ?

Từ trước tới nay chưa ai hỏi là một DN được tăng như thế nào và tăng bao nhiêu ? Một vài quy định của luật về điều kiện tăng vốn với sự giám sát thiếu chặt chẽ đã làm cho các DN dường như thoải mái tăng vốn. Thời gian qua, nhiều DN đưa việc tăng vốn theo hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ rất cao như 1:1 là một ví dụ điển hình. Theo tỷ lệ này thì sau khi phát hành, DN có thể lớn lên gấp đôi về quy mô vốn. Một số quan điểm quản lý cho rằng, DN vẫn có hệ thống quản trị ấy, thị phần ấy, sản phẩm ấy... mà tăng vốn lên gấp đôi thì sức ép về cổ tức sẽ nặng.

Trong năm 2010, thị trường đã chứng kiến họ các Cty con nhà dầu khí tăng vốn  từ 50 tỷ đồng lên 200 - 300 tỷ đồng.

Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) tăng vốn điều lệ lên 5.115.830.840.000 đồng kể từ ngày 20/08/2008. Đến ngày 28/05/2010, Thống đốc NHNN đã ban hành văn bản số 3987/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ của Sacombank (mã CK: STB). Theo đó, Sacombank được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 6.700.580.080.000 đồng lên 9.179.483.610.000 đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 15/3/2010. Theo đà đó, có thể đến 2015, STB sẽ có thể gấp ba mức hiện nay (khoảng 30 ngàn tỷ đồng)... Ngoài Sacombank còn rất nhiều ngân hàng TMCP cũng đang có các phương án tăng vốn ồ ạt.

Trong trường hợp NHTM tăng vốn, thì quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ nở ra rất nhiều. Do đó, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc tăng vốn quá nhanh ở khu vực ngân hàng cũng là vấn đề đặc biệt cần quan tâm vì rủi ro ở khu vực này có thể tăng lên trong tương lai gần.

Sử dụng vốn như thế nào ?

Đáng nhẽ câu hỏi này rất dễ trả lời. Tuy nhiên, nhìn quá trình tăng vốn và sử dụng vốn thiếu giám sát, quản lý ở các Cty VN, các chuyên gia kinh tế cho rằng, VN đang ứng xử không phù hợp với nguồn lực tài chính. Chuyên gia này cho rằng, nếu việc quản lý này không tốt, thông thường hiệu ứng không phải diễn ra ngay tức khắc mà mang tính trung hạn, nó giống như việc khai thác tài nguyên bừa bãi vậy. Hiệu ứng diễn ra là, các DN sẽ rất to về quy mô vốn, nhưng lại yếu về quản lý, quản trị. Nguồn lực của xã hội dĩ nhiên bị lãng phí và sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng thiếu cẩn trọng; tài sản của cổ đông bị bào mòn theo năm tháng.

Quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ bị ảnh hưởng

Dễ dàng nhận thấy rằng, quá trình tăng vốn và sử dụng vốn tăng mà thiếu sự giám sát phù hợp thì quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ bị ảnh hưởng tiêu cực. Suy luận cho thấy, khi ta nộp tiền vào, mà chi phí hoạt động của DN ngày càng tăng và làm ăn thua lỗ thì tài sản của ta đang bị mài mòn.

Khi cổ đông lớn lạm quyền trong phân phối chứng khoán thì hiển nhiên chứng khoán trong tay các cổ đông nhỏ lẻ bị giảm giá đáng kể.

Hiệu ứng pha loãng cổ phiếu cũng là vấn đề đối với các cổ đông nhỏ lẻ. Vì các cổ đông lớn đã rất chủ động trong chiến dịch pha loãng cổ phiếu của họ nên họ đã kịp có đối sách trước, và tài sản của họ ít bị ảnh hưởng, còn các cổ đông nhỏ lẻ bị thua thiệt.

Theo kế hoạch tăng vốn của các NHTM VN, đến hạn chót 31/12/2010, các NHTM phải đạt 3.000 tỷ đồng; cộng với kế hoạch hơn 1,3 tỷ cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các DN đang xếp hàng chờ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (tính đến ngày 30/7/2010) thì ước tính nền kinh tế có thể cần tới trên 40 ngàn tỷ đồng cho quá trình tăng vốn đến hết năm 2010. Nhiều người cho rằng, nếu quá trình diễn ra bình thường thì đó là bài toán rất khó cho nền kinh tế. Giá chứng khoán chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo hiệu ứng pha loãng. Còn các chuyên gia cho rằng, với mô hình quản trị hiện nay, các cổ đông lớn giữ vai trò khống chế, chi phối thì quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ bao giờ cũng thua thiệt. Đặc biệt, đối với quá trình phát hành như hiện nay, người giầu lại càng giầu, người nghèo lại càng nghèo.

ThS Lê Văn Hinh

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Những cơn sóng cổ phiếu quái dị (07/08/2010)

>   UPCoM-Index giảm còn 50,45 điểm (06/08/2010)

>   Loại 6 cổ phiếu khỏi rổ tính chỉ số UPCoM (06/08/2010)

>   Đầu tư chứng khoán: Chiến lược nào khi thị trường giảm? (06/08/2010)

>   Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng thời điểm này là hợp lý (06/08/2010)

>   VNH giải trình nguyên nhân tăng trần 5 phiên liên tiếp (06/08/2010)

>   VinaCapital tiếp tục giải ngân (06/08/2010)

>   TTCK quý 3: Vẫn khó đột phá ! (06/08/2010)

>   Cần tách mảng tự doanh khỏi công ty chứng khoán (06/08/2010)

>   Thị trường ngày 06/08 và góc nhìn từ CTCK (05/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật