Thứ Hai, 05/07/2010 06:59

Thế giới tuần 28/6-4/7: Trượt dốc và bi quan

Một loạt chỉ báo quan trọng về kinh tế Mỹ, Trung Quốc, châu Âu đã kéo thị trường chứng khoán toàn cầu trượt dốc mạnh tuần qua. Nhiều tổ chức kinh tế "đổ thêm dầu vào lửa" khi nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ đương đầu với nhiều sóng gió.

Tin xấu tới tấp. Sản xuất của châu Âu, Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm. Cụ thể, chỉ số PMI tháng 6/2010 của Trung Quốc giảm xuống 52,1, thấp hơn dự báo của các chuyên gia. Trong khi, PMI của châu Âu rơi xuống mức 55,6, thấp nhất trong 4 tháng. Tương tự, chỉ số này của Mỹ giảm xuống 56,2, từ mức 59,7 của tháng 5.

Theo Conference Board, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 giảm xuống 52,9 từ mức 62,7 của tháng 5/2010. Mặc dù, chỉ số giá nhà đất tại 20 thành phố của Mỹ tăng trong tháng 4, nhưng doanh số nhà chờ bán tháng 5 giảm 30% so với tháng trước, mức giảm sâu nhất trong 9 năm và vượt mọi dự báo của các chuyên gia.

Trong tuần kết thúc ngày 26/06/2010, số lượng người thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tăng 13.000 lên 472.000. Số lượng đơn đặt hàng nhà máy tại Mỹ giảm 1,4%, mức giảm sâu nhất từ tháng 3/2009.

Chứng khoán sụt dốc. Tính cả tuần, thị trường Mỹ có 4 phiên giảm điểm, 1 phiên gần như đi ngang. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 4,20%, chỉ số S&P 500 giảm 4,63%, chỉ số Nasdaq giảm 5,41%. Các chỉ số đóng cửa ở mức thấp nhất từ tháng 10/2009.

Tại châu Âu, chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 4,5% và có tuần hạ mạnh nhất trong 6 tuần gần đây. Cổ phiếu của 19 nhóm ngành mất điểm. Chỉ số chính của 18 thị trường chứng khoán khu vực Tây Âu giảm điểm. Trong đó, đáng chú ý có chỉ số DAX của Đức giảm 3,9%, chỉ số CAC-40 của Pháp giảm 4,9%, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 4,1%.

Tại châu Á, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 3,4%, xuống 111,70 điểm. Chỉ số này đã hạ 7,3% trong tuần, do những lo lắng của nhà đầu tư về khủng hoảng nợ châu Âu và những biện pháp mà Trung Quốc đưa ra để ngăn chặn bong bóng trên thị trường địa ốc.

Nỗi lo Trung Quốc. Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, thị trường Trung Quốc mất 6,7% giá trị và ghi nhận mức hạ sâu nhất trong các thị trường chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 3,8%.

Conference Board điều chỉnh chỉ số kinh tế chính tháng 4/2010 của Trung Quốc xuống 0,3%, thấp hơn rất nhiều mức 1,7% cũng do tổ chức này đưa ra trước đó. Trong khi, theo Citigroup, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đương đầu với nhiều sóng gió trong 6 tháng cuối năm 2010.

Tờ Securities Times dẫn lời chuyên gia Frank Gong thuộc JP Morgan Chase tại Trung Quốc, tăng trưởng GDP quý 4/2010 của Trung Quốc có thể xuống dưới mức 8% nếu kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái kinh tế lần 2.

Goldman Sachs cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Trung Quốc xuống 10,1% từ 11,4%. Các chuyên gia Yu Song và Helen Qiao thuộc Goldman Sachs cho rằng, tăng trưởng kinh tế quý của Trung Quốc có thể rơi xuống dưới 8% hoặc thấp hơn.

Dương Lâm

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Ấn Độ khánh thành ga hàng không lớn thứ 6 thế giới (04/07/2010)

>   Mỹ tăng cường xây dựng nhà máy năng lượng mới (04/07/2010)

>   Đơn xin phá sản tại Mỹ leo thang (03/07/2010)

>   Ngày 02/07: Điểm tin kinh tế, tài chính thế giới 24h qua (02/07/2010)

>   WTO: EU trợ cấp cho hãng Airbus là bất hợp pháp (01/07/2010)

>   Chỉ số niềm tin của Nhật Bản tăng 5 quý liên tiếp (01/07/2010)

>   Venezuela quốc hữu hóa 11 giàn khoan dầu của Mỹ (01/07/2010)

>   Nhìn lại “mô hình Trung Quốc” tại châu Phi (30/06/2010)

>   Hàng không thế giới phục hồi mạnh trong tháng 5 (30/06/2010)

>   Google có nguy cơ mất giấy phép tại Trung Quốc (30/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật