Thứ Tư, 14/07/2010 16:04

Dòng vốn ngoại vẫn chờ cơ hội tại Việt Nam

Ảnh minh họa

Giá trị và khối lượng giao dịch tuần qua trên cả hai sàn niêm yết đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm. Một trong nhiều nguyên nhân được các NĐT lý giải là do sự lo ngại về việc thoái vốn của quỹ dầu tư Vietnam Enterprise lnvestments Limited (VEI) và Vietnam Growth Fund Limited (VGF) thuộc Công ty Dragon Capital Việt Nam. Giới đầu tư dã thở phào khi cuối ngày 12/7 , thông tin chính thức từ Dragon Capital cho biết, hai quỹ trên tiếp tục hoạt động tại Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang là đích tìm đến của các dòng tiền thông minh.

Trước khi diễn ra đại hội NĐT của 2 quỹ trên một ngày tại cuộc tọa đàm 10 TTCK Việt Nam do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán phối hợp với UBCK tổ chức, ông Phan Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Dragon Capital vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng tiếp tục hoạt động của hai quỹ này tại Việt Nam.

Ông Tuấn kể lại chuyến đi gọi vốn đầu tư mới đây tại các thị trường châu âu, châu Mỹ, Nhật Bản. Từ thông tin của các NĐT, ông Tuấn khẳng định, so sánh với tất cả các nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn.

“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển của thị trường Việt Nam. Bằng chứng là mới đây chúng tôi đã đưa ra Quỹ Đầu tư phát triển sạch, cam kết gắn bó, phát triển tại Việt Nam. Đây là khoản đầu tư không những mang lại lợi nhuận mà còn hướng đến sự phát triển bền vững, tốt đẹp cho môi trường”, ông Tuấn nói và cho biết thêm, rất khó để nói kinh tế toàn cầu hiện nay đang đi về hướng nào.

Tuy nhiên, trong khi các nước châu âu đang cố gắng làm lắng dịu phần nào những bất ổn, Mỹ cố gắng giải quyết các vấn đề kinh tế, thì Việt Nam vẫn có sự ổn định cao.

Những biện pháp phát triển kinh tế của Chính phủ được các NĐT đánh giá cao. Do đó, sự tăng trưởng đều đặn mà các con số thống kê vừa đưa ra vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của Việt Nam.

Ông Tuấn cho rằng, qua 10 năm, vốn hóa TTCK đạt 40% GDP mới chỉ là khởi đầu của sự phát triển, 3 năm tới, chỉ số này có thể lên tới 70% GDP.

Có thể hình dung thị trường đã trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2000 đến năm 2007, khi thị trường hình thành và phát triển nhảy vọt. Giai đoạn 2 do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường trồi sụt từ năm 2007 đến nay.

Đợt sóng thứ 3 sẽ đến vào năm 2011  trở đi. “Con sóng” này phụ thuộc vào khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô và tiến trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN.

Mặc khác, theo đánh giá của Dragon Capital, nền kinh tế không chính thức hiện chiếm khoảng 50% nền kinh tế Việt Nam. Họ phản ứng tương đối nhạy bén với sự phát triển kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng. Nhiều DN trong số này sẽ niêm yết nếu nhìn thấy cơ hội thị trường hấp dẫn.

Là người có điều kiện theo dõi dòng vốn đầu tư nước ngoài từ lâu, bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP HDBank cho rằng, luồng vốn đầu tư nước ngoài hiện không rút đi mà vẫn nằm chờ cơ hội tại Việt Nam. Họ đang trông đợi vào sự cải cách mạnh mẽ DNNN và hoàn thiện những thể chế để TTCK hoạt động lành mạnh hơn.

"TTCK đã qua 10 năm hình thành, nhưng thực tế chỉ phát triển mạnh 5 năm trở lại đây khi Việt Nam gia nhập WTO và NĐT nước ngoài tham gia mạnh mẽ. Những khó khăn hiện chỉ là tạm thời và NĐT nước ngoài đang thận trọng hơn chứ không rút đi", bà Tâm nói.

Cũng tại cuộc hội thảo, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng cho rằng, tiềm năng thị trường trong 10 năm tới là rất to lớn. Quá trình cải cách diễn ra nhiều năm, nhiều DN lớn sẽ cổ phần hóa trong tương lai và các NĐT nước ngoài cũng nhìn nhận đó là cơ hội đầu tư lớn.

“Chúng ta đang có những khó khăn do hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đạt 12 - 13 tỷ USD vào năm 2007, hiện tụt xuống còn khoảng 8 tỷ USD. Bước vào năm 2010 nhiều yếu tố khiến chúng ta lo lắng về nhập siêu, tỷ giá… Tuy nhiên từ tháng 3 năm nay, Việt Nam dã đưa ra các chính sách khá quyết liệt và đồng đều, dự trữ ngoại tệ trong thời gian qua đang cải thiện. Về chính sách tiền tệ, chúng ta linh hoạt hơn trong tỷ giá, xử lý các vấn đề về thanh khoản ngân hàng, về lãi suất đang đi đúng hướng”, ông Bằng nhận định.

Theo ông Bằng, trong bối cảnh chung như vậy, nếu có sự ra đi của một vài quỹ đầu tư cũng chỉ có tác động ngắn hạn. Thu hút đầu tư nước ngoài là chính sách nhất quán của Nhà nước ta nói chung và UBCK nói riêng.

Có thời điểm trong năm 2008 rất khó khăn, nhiều ý kiến cho rằng nên hạn chế đầu tư gián tiếp, nhưng UBCK vẫn duy trì quan điểm đây là dòng vốn quan trọng cần được thu hút đầu tư vào TTCK Việt Nam.

Việc hai quỹ đầu tư VEIL, VGF và nhiều quỹ khác cam kết tiếp tục gắn bó cho thấy Việt Nam không phải là nơi ở trọ. Trước những khó khăn năm 2008, một số quỹ đầu tư dao động đã bán mạnh khoản đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, sau đó giá trái phiếu đã tăng mạnh khiến cho họ bị thua thiệt.

Theo ông Bằng, bài học kinh doanh trái phiếu năm 2008 vẫn còn đó, nên NĐT nước ngoài sẽ phải cân nhắc hơn trước những khó khăn ngắn hạn và tiềm năng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam để ra quyết định đầu tư.

Thanh Đoàn

ĐẰU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Thị trường sẽ đảo hướng? (14/07/2010)

>   Chứng khoán 6 tháng cuối năm khó có sóng lớn (14/07/2010)

>   Thị trường chứng khoán đang cần bổ sung luật (14/07/2010)

>   Cổ phiếu thép ở vùng đáy? (14/07/2010)

>   Thị trường sẽ đảo hướng? (14/07/2010)

>   OTC: Tăng chút đỉnh (14/07/2010)

>   Thị trường ngày 14/07 và góc nhìn từ CTCK (14/07/2010)

>   Tái cấu trúc tập đoàn qua TTCK (13/07/2010)

>   UPCoM-Index tăng lên 57,86 điểm (13/07/2010)

>   Thị trường chứng khoán: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu (13/07/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật