Thứ Năm, 03/06/2010 22:08

G20: Đắn do giữa tăng trưởng và thắt lưng buộc bụng

Cuộc khủng hoảng đồng euro từ Hy Lạp có thể lan rộng sang các nước trong khu vực của đồng euro là một trong những lý do khiến nhóm các nước công nghiệp và các nền kinh tế mới nổi quan trọng (khối G20) phải họp mặt các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng các nước thành viên tại thành phố Busan ở miền Nam Hàn Quốc từ ngày 3.6.

Các nội dung khác được thảo luận là việc áp thuế vào các giao dịch quốc tế giữa các ngân hàng, giảm thâm hụt ngân sách, và duy trì được tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau một thời gian khủng hoảng..

Các cuộc bàn thảo đầu tiên giữa các quan chức tài chính và ngân hàng trung ương của G20 đã bắt đầu với nhiều bất đồng. Các khác biệt về quan điểm xoay quanh việc làm thế nào để cân bằng được hai mục tiêu giảm nhanh thâm hụt ngân sách nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng G20 cần phải duy trì cả hai mục tiêu. Trong khi đó, quan điểm của bộ trưởng tài chính Anh George Osborne uyển chuyển hơn. Ông Osborne cho rằng các nước đang có thâm hụt ngân sách cao cần phải đảm bảo xử lý được các khoản nợ, trong khi các nước đang có khả năng tăng trưởng cần phải tính đến các biện pháp có thể giúp kinh tế toàn cầu tăng trưởng theo.

Một quan chức khác tham dự cuộc họp này nhận xét mọi người không nên cùng lúc dồn về một phía của con tàu, có nghĩa là tuỳ theo điều kiện mà các nước thành viên có hướng xử lý ưu tiên giữa hai mục tiêu.

Bộ trưởng Christine Lagarde của Pháp cho rằng chính sách thắt lưng buộc bụng của Đức sẽ không ảnh hưởng đến châu Âu, và đến kinh tế thế giới. Các quan chức Đức hiện đang cân nhắc việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) một số mặt hàng từ mức 7% lên mức cao nhất 19%.

Theo bà Christine Lagarde, các chính sách của Đức sẽ không ảnh hưởng đến các nỗ lực kích thích tăng trưởng vì sớm muộn gì sau một thời gian kích thích, các quốc gia sẽ lại phải điều chỉnh tiết giảm kích thích.

Theo ông Osborne, người vừa có cuộc trao đổi với Phó thủ tướng Trung Quốc - Vương Kỳ Sơn - trước khi đến cuộc họp ở Busan, cho biết: “Cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng euro là một mối quan ngại lớn… Rõ ràng là có nhiều quan ngại từ Trung Quốc về khu vực đồng euro”. Trung Quốc và Brazil đã từng chỉ trích việc khối G20 không hành động dứt khoát trước cuộc khủng hoảng đồng euro.

Về việc áp thuế với giao dịch quốc tế giữa các ngân hàng, bộ trưởng Geithner của Mỹ và người đồng cấp Jim Flaherty của Canada phản đối ý tưởng này.

Hôm nay các cuộc họp vẫn tiếp tục diễn ra cho đến hết ngày. Cuộc họp cấp cao các bộ trưởng tài chính G20 tại Hàn Quốc sẽ đặt nền tảng cho Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra cuối tháng 6 này tại Toronto (Canada).

Hùng Khương - Reuters

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Các nền kinh tế hàng đầu châu Âu vẫn hút đầu tư (03/06/2010)

>   Châu Á đi tìm vai trò mới (03/06/2010)

>   Mỹ nợ kỷ lục 13.000 tỷ USD (03/06/2010)

>   G-20 sẽ tập trung vào vụ khủng hoảng nợ châu Âu (02/06/2010)

>   OECD: Kinh tế thế giới không quay lại suy thoái (02/06/2010)

>   GDP quý I của Australia tăng trưởng như dự báo (02/06/2010)

>   Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng mạnh (02/06/2010)

>   Lào: Ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng cao (01/06/2010)

>   Ba Lan quyết gia nhập Eurozone sớm nhất có thể (01/06/2010)

>   Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại (01/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật