Thứ Bảy, 22/05/2010 07:06

TTCK: Điểm sáng nửa cuối năm 2010

TTCK dự báo có thể đạt mức tăng trưởng 25-30% vào cuối năm nhờ chính sách tín dụng mở rộng, lãi suất hạ, tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lạm phát và sự trồi sụt của TTCK thế giới vẫn là nhân tố “gấu” đang rình rập.

Chỉ số DowJones Industry Index (DJI) và VNIndex

Quan sát sự tương quan giữa thị trường thế giới (Mỹ) và thị trường Việt Nam bằng cách so sánh 2 chỉ số DowJones Industry Index (DJI) và VNIndex

Nhân tố ủng hộ

Bức tranh kinh tế năm 2010 sẽ sáng sủa hơn năm trước khi tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt mức 6,5% mà Chính phủ đặt ra. Về chính sách tiền tệ, NHNN nỗ lực giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất huy động và cho vay xuống 10% và 12%. Mặt bằng lãi suất đang giảm xuống, sẽ tạo điều kiện để ngân hàng đẩy mạnh giải ngân và áp dụng chính sách tín dụng mở rộng, ưu đãi tín dụng cho các ngành: nông nghiệp, thủy hải sản, may mặc, xuất khẩu. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được cải thiện đáng kể khi lãi suất qua đêm giữ ở mức dưới 7%/năm. Với chính sách mở rộng tín dụng của ngân hàng và lãi suất giảm, thanh khoản của TTCK dự báo sẽ tốt hơn khi có nguồn tiền mới chảy vào, hỗ trợ chu kỳ tăng trưởng mới. Hơn thế nữa, lãi suất giảm mang ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp sản xuất để phục vụ cho nguốn vốn kinh doanh, giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính.

Rủi ro tiềm ẩn

Sau 4 tháng, tốc độ tăng trưởng tín dụng và phương tiện thanh toán chỉ đạt 5,5% và 5,8%, do đó, vẫn còn khá nhiều tiềm năng để tăng trưởng vào cuối năm để đạt kế hoạch đặt ra là tăng trưởng tín dụng 25% và tổng phương tiện thanh là 20%. Tốc độ tăng CPI trong tháng 4 đã chậm hẳn so với tháng 2 và tháng 3, tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng có thể tác động đến CPI thời điểm cuối năm. Do vậy, lạm phát vẫn là mối lo ngại tiềm ẩn vào quý 3 và quý 4.

Các doanh nghiệp không mặn mà với việc vay tiền đồng (lãi suất 13% - 16%/năm) và chuyển sang vay USD do chi phí thấp hơn nhiều (lãi suất 6%/năm). Khi các khoản vay đáo hạn, khả năng tỷ giá USD/VND kỳ hạn sẽ tăng khi các doanh nghiệp buộc phải mua USD trả nợ, đặc biệt nếu không có nguồn thu từ xuất khẩu. Việc tỷ giá tăng sẽ tác động đáng kể đến thị trường tiền tệ, làm giảm bớt hoạt động mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) cũng như sức hấp dẫn của TTCK.

Sự bấp bênh của thị trường thế giới

Thị trường Việt Nam bước vào chu kỳ tăng trưởng chậm hơn thị trường Mỹ, diễn biến giữa hai thị trường không đồng nhất. Biến động giảm sâu của thị trường chứng khoán lớn nhất này trong 2 phiên (6/5 và 7/5) đã gây ra cú sốc tâm lý với nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, những biện pháp cấp bách cứu trợ Hy lạp được EU và Mỹ thông qua đã giúp ngăn chặn phản ứng sụp đổ dây chuyền của TTCK toàn cầu. Thị trường Mỹ đang rơi vào giai đoạn điều chỉnh sau quãng thời gian dài tăng trưởng và thêm vào đó, chịu tác động của cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu, làm tăng thêm nghi ngờ hồi phục kinh tế theo hình chữ W thay vì chữ V. Đánh giá các chỉ báo kinh tế như tăng trưởng GDP, doanh số bán lẻ, hệ thống chỉ báo chính (leading indicator), đơn đặt hàng hóa lâu bền (durable goods order) đều cho thấy diễn biến tương đối tích cực của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chưa có nhiều chuyển biến, vẫn ở mức 9,9% trong tháng 4/2010. Kèm với tâm lý lo ngại khủng hoảng tái diễn, nếu chỉ số DJI tiếp tục điều chỉnh sẽ gây bất lợi cho sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất và khá vững cho DJI nằm ở 10.000 điểm.

Khối ngoại mua ròng ở Việt Nam

Bất chấp đánh giá khá tiêu cực của nhiều tổ chức nước ngoài về tình hình lạm phát, thâm hụt ngân sách của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) mua ròng với khối lượng lớn đạt khoảng 4.500 tỷ đồng (tính từ đầu năm đến 13/5). Thị trường Việt Nam đang được đánh giá hấp dẫn nhất trên thế giới và trong khu vực, hơn cả Thái Lan, Singapore, xét theo tiêu chí P/E đang ở mức 11x. Nhóm ngành được họ quan tâm là tài chính, bất động sản, công nghiệp nặng, và các cổ phiếu được chọn có giá trị vốn hóa lớn, thanh khoản cao. Hiện tượng mua ròng của khối ngoại báo hiệu thị trường đang ở giai đoạn đầu thời kỳ tăng trưởng và giá các bluechip khá rẻ so với tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn của các doanh nghiệp đó. Do lo ngại về sự bất ổn của kinh tế châu Âu, hoạt động mua ròng của NĐTNN trong một vài phiên gần đây có phần dè dặt, giảm sút 60 - 70% so với trước đó. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm sáng hấp dẫn vốn của NĐTNN trong quý 2 và 3.

Đỉnh của thị trường ở đâu?

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK phụ thuộc nhiều vào dòng tiền mới có chi phí vốn thấp và công cụ đòn bẩy tài chính được khai thác tối đa như diễn biến thị trường trong năm 2009. Sự thuận lợi của dòng vốn vào TTCK năm 2010 không được hỗ trợ mạnh như năm 2009. Do vậy, dự báo mức độ tăng trưởng thận trọng hơn ở 25% - 30%, tương đương VNIndex có thể đạt đỉnh 650 điểm. Đỉnh của thị trường có thể rơi vào tháng 8, 9 khi mà tăng trưởng tín dụng và việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng phát huy hết tác dụng, cộng thêm tác động tích cực của kết quả kinh doanh trong quý 2 và 3.

Anh Quân

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   TTCK: Cơ hội để giải ngân vào thị trường? (21/05/2010)

>   Hợp tác phát triển thị trường vốn Việt Nam-Nhật Bản (21/05/2010)

>   Cẩn trọng với những dự án ở... tương lai (21/05/2010)

>   HT1: Chốt quyền dự họp ĐHĐCĐ thường niên 2010 (21/05/2010)

>   PVF tài trợ 60 triệu USD cho NMLD Dung Quất (21/05/2010)

>   Cổ phiếu tăng trần – giảm sàn: Càng giải trình càng rối (21/05/2010)

>   CTCK có thể làm đại lý chuyển nhượng cổ phiếu chưa niêm yết (21/05/2010)

>   Quyền lợi NĐT và những lời xin lỗi… (21/05/2010)

>   STS được thuê đất đầu tư xây dựng cảng tại TPHCM (21/05/2010)

>   Thử đo áp lực giải chấp tại ngưỡng 500 điểm (21/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật