Thứ Hai, 03/05/2010 07:00

“Cổ phiếu vua” đang nằm ở đáy?

“Cổ phiếu vua” là danh hiệu trước đây mà các chuyên gia, các nhà đầu tư (NĐT) “phong tặng” cho các cổ phiếu ngân hàng. Nhưng từ nhiều tháng nay, “vua” đã mất “ngai” và có chuyên gia đã gọi các cổ phiếu ngân hàng là “các cổ phiếu lưỡng tính”.

“Lưỡng tính” được xét trên hai mặt. Một mặt, các cổ phiếu ngân hàng vẫn là những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, đứng thứ bậc cao trên thị trường (VCB đứng thứ nhất với trên 53 nghìn tỉ đồng, CTG đứng thứ ba với gần 32 nghìn tỉ, ACB đứng thứ 5 với gần 26,5 nghìn tỉ, EIB đứng thứ 8 với gần 19 nghìn tỉ, STB đứng thứ 12 với gần 15 nghìn tỉ, SHB đứng thứ 31 với gần 4 nghìn tỉ đồng). Chỉ với 6 ngân hàng này đã có tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 150 nghìn tỉ đồng, chiếm 21,4% tổng giá trị vốn hóa của cả 2 thị trường; bình quân một ngân hàng đạt 24,9 nghìn tỉ, lớn gấp 18,1 lần mức bình quân một công ty trên toàn thị trường.

Ngày 29.4.2010 so với ngày 31.8.2009 (sau 8 tháng), trong khi VN-Index chỉ giảm 0,8%, thì giá CTG giảm tới 26,7%; EIB giảm tới 25,5%; STB giảm tới 33,5%; VCB giảm 25,2%. Trong khi HNX tăng 4,8% thì giá ACB giảm 20,6%; SHB giảm 39,3% (nếu loại trừ yếu tố chia tách thì xu hướng ngược chiều trên cũng không thay đổi).

Mặt khác, về thị giá của các cổ phiếu ngân hàng cao nhất chỉ ở đầu 4 (VCB 43,9 nghìn), nhàng nhàng ở đầu 3 (ACB 33,9 nghìn), còn lại là đầu nhỏ - đầu 2 (CTG 28,3 nghìn, STB 21,87 nghìn, EIB 21,6 nghìn), thậm chí là rất nhỏ - đầu 1 ( SHB 19,3 nghìn).

Như vậy, về giá trị vốn hóa thì cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm cổ phiếu lớn, nhưng về thị giá thì cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm cổ phiếu có thị giá nhỏ. Đáng lưu ý, các NĐT nhỏ lẻ thường đầu tư vào các cổ phiếu có thị giá nhỏ, do lượng vốn tự có ít nên thường “chơi” theo phong trào, mua theo, bán theo, thậm chí mua ở đỉnh, bán ở đáy; các đại gia cá mập đầu cơ thường ít lao vào “làm giá” đối với các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn vì không đủ lực để đánh lên, đánh xuống, mà thường làm giá (tạo sóng lớn) đối với các mã có giá trị vốn hóa nhỏ.

Có lẽ do nằm trong nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, nên khi dòng tiền đầu cơ đổ vào nhóm có thị giá nhỏ trong một thời gian tương đối dài vừa qua, đã không có các cổ phiếu ngân hàng.

Cũng có lẽ nằm trong nhóm cổ phiếu có thị giá nhỏ, nên khi dòng tiền chuyển sang các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn thì cũng không có các cổ phiếu ngân hàng.

Ngoài ra còn do các ngân hàng đã tự làm hại mình khi sức ép tăng vốn rất cao làm tăng việc phát hành bổ sung, làm cho giá cổ phiếu bị pha loãng. Chính vì thế mà tốc độ tăng giá cổ phiếu ngân hàng trong một thời gian dài đã không theo kịp mà còn ngược chiều với tốc độ tăng chỉ số chung.

Tuy nhiên, đã có nhiều dự đoán, giá của các cổ phiếu ngân hàng đang ở “mức đáy” và nhiều mã cổ phiếu khác (nhất là các cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ) giá cũng đã chạm “ đỉnh”. Thông thường, khi ở “đáy” thì sẽ “thoát đáy” và vượt dốc đi lên; khi đã vượt “đỉnh” thì sẽ sang dốc bên kia.

Vì vậy, các chuyên gia đã dự đoán giá cổ phiếu ngân hàng tới đây sẽ thoát đáy vượt dốc đi lên, tuy chưa trở lại với ngôi vua, nhưng do có giá trị vốn hóa lớn, nên sẽ tác động mạnh tới chỉ số chung.

Hơn nữa, P/E của các cổ phiếu ngân hàng hiện ở mức thấp (của STB hiện chỉ có 8,8 lần; CTG 11,4 lần; VCB 12 lần, ACB 12,1 lần; SHB 12 lần, EIB 16,5 lần). Trong khi bình quân của 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường là 13,9 lần. Một vài phiên gần đây, NĐT đã không còn nóng ruột bán ra do sợ bán hớ, còn người mua đã có xu hướng tăng lên. Ngoài ra chính sách tiền tệ hiện đang tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại.

Ngọc Minh

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Mua chứng khoán bằng sổ tiết kiệm (03/05/2010)

>   Lên sàn phải đợi... thông tư (01/05/2010)

>   HoSE là hạt nhân của phát triển tài chính TP.HCM (01/05/2010)

>   Khai trương Trung tâm Thương mại Vincom (30/04/2010)

>   PVI ký hợp đồng BHHK trị giá gần 200 triệu USD với VNH (29/04/2010)

>   Đề nghị sớm xử phạt hành chính Tung Kuang (29/04/2010)

>   “Siêu tổng công ty” đã bán hết vốn tại 353 doanh nghiệp (29/04/2010)

>   Đầu tư lập CTCK vẫn hấp dẫn? (29/04/2010)

>   Cầm cổ phiếu “nóng”: Có thể “bỏng tay” (29/04/2010)

>   Bên thận trọng, bên lạc quan (29/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật