Thứ Hai, 17/05/2010 16:46

Châu Âu trước cú sốc thắt lưng buộc bụng

Châu Âu bước vào thời kỳ thắt lưng buộc bụng. Đây là cú sốc đối với người dân hàng loạt nước trong khu vực này sau khi đã vượt qua nghèo khó vươn đến thịnh vượng kể từ sau thế chiến II.

Ngay khi chính phủ áp đặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua, Hy Lạp, trung tâm của khủng hoảng, phải đối phó từ những cuộc biểu tình bạo động đến bãi công tập thể.

Giờ đây, người Hy Lạp phải đối mặt với tình trạng mức sống bị hạ thấp khi kinh tế có thể giảm tới 4% năm 2010 và giảm 2,6% năm 2011. Lương công chức nhà nước và lương hưu giảm 12%, dự đoán thất nghiệp trong các tập đoàn cồng kềnh của nhà nước đang làm người lao động choáng váng.

Tương tự, việc cắt giảm chi tiêu cũng được áp dụng đối với chính phủ Tây Ban Nha nhưng không nghiêm trọng hơn bằng Hy Lạp. Thủ tướng Tây Ban Nha, José Luis Rodríguez Zapatero, không hài lòng việc Liên đoàn thương mại phản đối tuyên bố của ông về việc cắt giảm 5% lương công chức từ tháng tới nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách. Liên đoàn thương mại Tây Ban Nha hôm 13-5 đe dọa đình công và biểu tình trên toàn quốc.

Trong khi đó, người Đức cố gắng duy trì tiêu chuẩn sống khi nhận thức có sự ảnh hưởng giữa các dịch vụ và thuế. Nhiều cử tri tại cuộc bầu cử ở North Rhine - Westphalia vào Chủ nhật tuần trước cho biết họ sẵn sàng trả thêm thuế để không phải đóng cửa hồ bơi và nhà trẻ địa phương.

Ireland và Anh là một trong những nước tiêu xài khá thoải mái khi tình trạng bong bóng nhà đất và dịch vụ tài chính tăng trưởng không ổn định trong nhiều năm trước khi Lehman Brothers sụp đổ. Tại Dublin, việc cắt giảm mạnh được công bố nhằm tái thiết các hoạt động tài chính công.

Người Ý cảm nhận họ bị "thắt lưng buộc bụng" chặt hơn, dù từ “thắt lưng buộc bụng” không có trong từ điển chính trị nước Ý. Trong hơn 5 năm qua, chính phủ Ý khá chặt chẽ trong chi tiêu, giúp thâm hụt ngân sách của nước này luôn ở mức có thể kiểm soát.

Tại Bồ Đào Nha, người dân hưởng ứng các biện pháp giảm chi tiêu bằng việc tiết kiệm, ưu tiên trả tiền vay mua nhà và giữ việc làm. Sau một thập kỷ tăng trưởng với mức thấp nhất tại khu vực đồng euro, Bồ Đào Nha đang phải đối mặt với 4 năm thắt lưng buộc bụng trong thời gian tới.

Hạ Ninh (theo CNN)

TBKTSG online

Các tin tức khác

>   "Nền kinh tế Mỹ cần được tiếp thêm động lực" (17/05/2010)

>   Venezuela quốc hữu hóa một số công ty luyện kim (16/05/2010)

>   Tiền vay đi đâu? (16/05/2010)

>   Kinh tế Malaysia tăng trưởng 10,1% trong quý 1 (14/05/2010)

>   Bồ Đào Nha cắt giảm chi tiêu chống khủng hoảng (14/05/2010)

>   Châu Á-TBD cam kết phát triển xanh và bền vững (14/05/2010)

>   Anh thất nghiệp cao nhất trong 16 năm qua (14/05/2010)

>   Cuba-Venezuela xây nhà máy niken-sắt 1,3 tỷ USD (14/05/2010)

>   Tổng thống Obama: Kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng (14/05/2010)

>   Châu Á có thể vượt dư chấn khủng hoảng nợ công (14/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật