Thứ Tư, 07/04/2010 06:59

Mùa đại hội đồng cổ đông của các NHTM:

Tăng vốn hay sáp nhập ?

Theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, mức vốn pháp định tối thiểu của các NHTM là 3.000 tỷ đồng.

Các NHTM CP lần lượt tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2010. NHTM nào cũng có kế hoạch khá ấn tượng: kế hoạch lợi nhuận cao; chiến lược kinh doanh "khá tham vọng" và đặc biệt mùa này người ta đang có cảm giác các NHTM đang tìm cách tăng vốn càng nhiều càng tốt.

Thậm chí, ngay cả các NHTM nhà nước mới được cổ phần hoá cũng nghĩ đến việc tăng vốn. Rõ ràng, mùa đại hội năm nay các NHTM cần nhiều ý kiến của các ông chủ (các cổ đông) có tâm huyết...

Tăng vốn có tăng sức mạnh ?

Tại một số đại hội cổ đông, nhiều cổ đông có tâm huyết rất băn khoăn về đề án tăng vốn của NHTM. Bởi họ thấy cơ chế giám sát quản lý khoản vốn tăng thêm này rất hạn chế và mờ mịt vì đề án tăng vốn chỉ đưa ra mục đích chung chung là để đầu tư công nghệ, mở thêm chi nhánh... (và trong đó kế hoạch cụ thể, uỷ quyền cho HĐQT quyết định).

Hiện tại, có rất nhiều NHTM có chủ trương tiến tới một tập đoàn tài chính đa năng. Thoáng qua, mục tiêu này rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, để đảm bảo thị trường phát triển cân bằng và phù hợp với điều kiện VN và trình độ quản trị hiện tại (hoặc để đảm bảo cho quản trị theo kịp) thì trước mắt ở VN không nên cho hình thành ồ ạt các NHTM quá lớn, nhất là năng lực quản trị/quản lý một tập đoàn tài chính mạnh. Vì trong điều kiện quản trị chưa tốt có thể gây ra hiệu ứng "quá to, không thể đổ vỡ" và dân chúng cứ đổ tiền vào các NHTM này không cẩn trọng và làm cho ngân hàng này càng yếu đi (do quản lý không theo kịp). Việc đổ vỡ một NHTM lớn (ví dụ như ở Mỹ) sẽ gây ra các hiệu ứng tiêu cực rất rộng lớn đến quốc gia.

Thử thách lớn

Năm 2010, theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, mức vốn pháp định tối thiểu của các NHTM là 3.000 tỷ đồng. Đây là một vấn đề "nóng" tại đại hội cổ đông của nhiều NHTMCP nhỏ sắp tới. Bởi nhiều NHTMCP loại nhỏ này, vốn điều lệ hiện chỉ từ 1.000 - 1.500 tỷ đồng. Giới tài chính cho rằng, việc "bật" mạnh lên 3.000 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu tăng vốn hiện nay là thử thách rất lớn trong bối cảnh từ năm 2008 đến nay.

Các chuyên gia tài chính cho rằng giải pháp tốt hơn hết là sáp nhập với NHTM CP lớn hơn. Vì việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì không phải NHTM CP nào cũng làm được, và như thế sẽ gây áp lực về chi phí trả lãi ( khi lãi suất thị trường đang cao như hiện nay).

Một số quan điểm cho rằng, cần nhận thức rằng, việc sáp nhập chính là quá trình tăng vốn và là quá trình cơ cấu lại khu vực ngân hàng theo hướng hiệu quả (tăng được vốn và tăng được quản trị/quản lý...). Việc Chính phủ đặt ra lộ trình về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng chính là thúc đẩy việc tăng vốn và tạo ra sức ép về việc sáp nhập trong khu vực NHTM VN. Người ta cũng cho rằng, bằng việc ngày 11/2/2010, NHNN VN ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng (TCTD), có nghĩa là lộ trình trên cần được đảm bảo tuận thủ (không lùi). Có như vậy thì kỷ cương thị trường mới được đảm bảo.

Sáp nhập NHTM nhỏ có tối ưu ?

Trên quan điểm tổng thể, nhiều người cho rằng, nếu việc sáp nhập  diễn ra, thì chính các cổ đông nhỏ lẻ ở các NHTM nhỏ (bị sáp nhập hoặc thâu tóm) có lợi do được hưởng lợi từ uy tín NHTM lớn và vấn đề quản trị/quản lý được cải thiện. Giải pháp này cũng giúp NHTM lớn tăng vốn và mở rộng thị phần và nhiều lợi ích khác một cách nhanh chóng... Một số ý kiến của các chuyên gia lâu năm trong khu vực ngân hàng cho rằng, đối với các NHTM nhỏ nếu tăng vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu (hoặc thưởng) và nhất là tăng vốn bằng mọi giá, rất có thể lợi bất cập hại. Bởi vấn đề lành mạnh của NHTM CP không được đảm bảo thì cổ đông có thể mất tiền, khi ngân hàng càng ngày càng yếu kém hoạc tệ hại, nhất là khi ngân hàng đó đổ vỡ.

Rõ ràng, mùa đại hội cổ đông năm nay, các NHTM CP đang cần có sự tham gia tâm huyết của các ông chủ NHTMCP để định chế này ngày một phát triển lành mạnh. Người ta đang hi vọng có một “mùa đại hội cổ đông không bình yên”. Khi đó, các cổ đông nhỏ lẻ sẽ tích cực xem xét và góp ý kiến cho những chỉ tiêu, những định hướng chiến lược và cụ thể năm nay là việc tăng vốn như thế nào ? (Mục tiêu, mục đích tăng vốn và quản trị quá trình tăng vốn đó).

Người ta đang hi vọng có một “mùa đại hội cổ đông không bình yên”. Khi đó, các cổ đông nhỏ lẻ sẽ tích cực xem xét và góp ý kiến cho những chỉ tiêu, những định hướng chiến lược và cụ thể.

Kinh nghiệm từ mùa đại hội cổ đông năm trước cho thấy, hầu  như các cổ đông nhỏ lẻ có vai trò rất nhỏ theo quyền biểu quyết của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều cổ đông nhỏ cùng nói thì sẽ góp phần tạo nên tiếng nói lớn và nếu cổ đông nhỏ lẻ lên tiếng thì có thể tạo ra được một mùa đại hội cổ đông sôi động, và quyền lợi của các cổ đông cũng sẽ được nâng cao.

Đối với các NHTMNN mới cổ phần hoá, quyền biểu quyết của nhà nước nên đặc biệt được coi trọng và có cơ chế giám sát thực sự bài bản. Đặc biệt quyền biểu quyết tại các kỳ đại hội này được gắn liền với  lợi ích của nhà nước (hay của toàn dân) tại định chế này. Tại đại hội cổ đông ở các NHTM nhà nước mới được cổ phần hoá, nếu việc không tuân thủ (hoặc không coi trọng, theo cách này hay cách khác) các quy định về đại diện quản lý phần vốn góp rất lớn của nhà nước tại các định chế này sẽ dẫn đến tài sản của nhà nước bị thất thoát hay bị mài mòn theo các kỳ đại hội. Tại đó sẽ diễn ra các quyết định của đại hội đồng cổ đông về các vấn đề rất lớn.

Ths Lê Văn Hinh

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Cần thiết lập hệ thống luật kiểm toán ổn định (05/04/2010)

>   Khơi dòng vốn để phục vụ cho đầu tư phát triển (03/04/2010)

>   Đề nghị dừng cung cấp thông tin về khủng hoảng, suy thoái (31/03/2010)

>   Enterprise Fund II cam kết đầu tư khoảng 6 triệu USD vào VAS (31/03/2010)

>   2.900 tỷ đồng tín dụng cho thủy điện Sông Bung 2 (30/03/2010)

>   Một phần tư thời gian và hơn nửa chặng đường? (28/03/2010)

>   Công ty tài chính cho kẻ “ít tóc” vay (26/03/2010)

>   Nâng chất lượng kiểm toán (26/03/2010)

>   Nhà đầu tư trở lại Việt Nam tìm kiếm cơ hội (25/03/2010)

>   Chậm xử lý, lắm tin đồn (25/03/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật