Thứ Tư, 07/04/2010 17:19

Châu Á: Đối diện rủi ro khi rút kích cầu

Các nền kinh tế châu Á có thể phải đối diện với rủi ro lớn nhất trong năm khi rút kích cầu và do đó, việc nắm bắt thời điểm rút kích cầu là rất quan trọng.

Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc vừa phát hành Pacific Blue Book 2010 cho rằng các nền kinh tế châu Á đang dẫn dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu và sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong ít nhất 10 năm nữa. Trong khi đối mặt với những dự báo lạc quan, các nền kinh tế châu Á cần chú ý đến rủi ro tiềm ẩn, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn

Chọn sai thời điểm rút kích cầu có thể sẽ tạo ra nguy cơ với các nền kinh tế châu Á. Sự phục hồi kinh tế của các nước châu Á được dẫn dắt bởi chính sách kích thích kinh tế của chính phủ, một khi rút chính sách kích thích kinh tế, tính bền vững của quá trình phục hồi sẽ không xác định được.

Việc rút chính sách kích thích được quyết định bởi phán đoán về triển vọng phục hồi kinh tế. Do chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn, nhiều nền kinh tế châu Á hiện phải đối mặt với áp lực về lạm phát và nguy cơ bong bóng tài sản. Ấn Độ và Việt Nam hiện đang đối mặt với áp lực lạm phát. Việt Nam đã phải tăng lãi suất, trong khi Ấn Độ công bố sẽ rút các chính sách kích thích kinh tế trong năm 2010.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ tiếp tục thực hiện chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn có thể làm tăng lạm phát kỳ vọng của người dân, trong khi tỷ lệ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) không lớn, sẽ dẫn đến giá tài sản tăng lên. Trong thực tế, từ đầu năm 2009 đến nay, tỷ lệ tăng giá tài sản của khu vực này cao hơn các khu vực khác trên thế giới.

Không những vậy, giá cổ phiếu, bất động sản và thậm chí giá vàng thế giới tăng nhanh đều có liên quan chặt chẽ đến hành vi tránh né rủi ro của các nhà đầu tư châu Á. Làm thế nào để tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và hạn chế nguy cơ bong bóng tài sản là một vấn đề khó khăn mà các cơ quan quản lý tiền tệ châu Á phải đối mặt.

Trong trung và dài hạn

Nguy cơ lớn nhất đến từ thay đổi mô hình tăng trưởng và phản ứng với thách thức “tái cân đối” toàn cầu, đặc biệt là với các nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Việc tăng tiêu thụ và giảm tiết kiệm cũng sẽ quyết định sự tăng trưởng bền vững và ổn định của các nền kinh tế châu Á.

Phúc Minh (Theo Sohu)

TBKTSG online

Các tin tức khác

>   Năm 2010, kinh tế ASEAN có thể tăng trưởng 5,6% (07/04/2010)

>   World Bank: Kinh tế Đông Á năm 2010 tăng trưởng 8.7% (07/04/2010)

>   Thủ tướng Anh bảo vệ kế hoạch khôi phục kinh tế (06/04/2010)

>   Nợ công, thất nghiệp đe dọa kinh tế Italia (06/04/2010)

>   Mỹ muốn hâm nóng quan hệ kinh tế với Ấn Độ (06/04/2010)

>   Kinh tế Mỹ ngày càng đẩy lùi nguy cơ suy thoái kép (06/04/2010)

>   Ngân hàng Thế giới có là cứu tinh của nước nghèo? (05/04/2010)

>   Châu Á là đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới (03/04/2010)

>   Niềm tin kinh tế Nhật và sức ép từ Trung Quốc (03/04/2010)

>   Mỹ: Số việc làm tăng mạnh nhất trong 3 năm (02/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật