Thứ Hai, 05/04/2010 17:01

Ngân hàng Thế giới có là cứu tinh của nước nghèo?

Với những “phương châm” được đặt ra từ những ngày đầu thành lập, có vẻ như Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức chuyên giúp đỡ các nước nghèo trên thế giới.

Tuy nhiên, những hồ sơ của tổ chức này cho thấy, chẳng những đây không phải là giải pháp giúp nền kinh tế thế giới được cải thiện, mà WB còn là một vấn đề lớn.

Trước hết, việc cho vay của WB là trở ngại đầu tiên cho sự phát triển của các nước nhận vì chính số tiền đó làm mất đi áp lực đối với chính phủ các nước này để hướng tới một nền kinh tế tự do, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ xảy ra hiện tượng quan liêu, tham nhũng.

Vì vậy, một rắc rối lớn mà các nước nhận gặp phải là không thể phát triển một cách toàn diện sau khi phải phụ thuộc vào tổ chức này trong vòng hơn 40 năm.

Ủy ban Tư vấn các tổ chức tài chính quốc tế (International Financial Institiutions Advisory Commission – IFIAC) đã kết luận rằng hoạt động của World Bank còn quá nhiều điều phải chê trách.

Có thể nói chi phí đắt đỏ và hiệu quả thấp là đặc trưng nổi bật cho hoạt động của tổ chức này. Theo ước tính của WB cho chính hiệu quả hoạt động của mình tại châu Âu thì tỷ lệ thất bại là 73% .

Vấn đề sẽ không trầm trọng đến mức đó nếu như Ngân hàng Thế giới không “phát minh” ra những cách làm cản bước tiến của các quốc gia mà họ đang cố gắng để giúp đỡ.

Cho vay tiền đồng thời kèm theo những chính sách và điều kiện bắt buộc các nước đi vay phải thực hiện. Theo các nhà phân tích, những điều kiện này thường xâm phạm chủ quyền quá mức và hoàn toàn không thích hợp.

WB còn tham gia vào việc quản lý nền kinh tế vi mô của các quốc gia cùng với những kế hoạch, chương trình hết sức cồng kềnh, gây nhiều tranh cãi tốn thời gian mà chẳng thu được ích lợi gì.

Ví dụ như ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi WB thực hiện một loạt những chuyển đổi về chính sách tỷ giá hối đoái, từ thả nổi đến thả nổi có quản lý, rồi cố định và đến nay nước này lại phải quay về với chính sách thả nổi ban đầu.

WB sau khi được thành lập đã đặt ra một mục tiêu rất cụ thể rõ ràng là: “Ước mơ của chúng tôi là một thế giới không có đói nghèo”.

Để thực hiện được ước mơ đó, Ngân hàng Thế giới đã thuê hơn 10.000 nhân viên với trên 100 văn phòng đặt ở khắp thế giới kèm theo lượng ngân sách hàng năm lên tới 1,5 tỷ USD.

Nhưng theo Chỉ số Tự do Kinh tế (the Index of Economic Freedom) thì số tiền này của ngân hàng không hề giúp cải thiện cho kinh tế các nước nghèo. Theo dự đoán, những nước này vẫn nghèo như 40 năm trước, khi họ bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của WB.

Bangladesh là một trong những nước nhận được viện trợ nhiều nhất của WB, đồng thời cũng là nước có tỉ lệ tham nhũng đứng đầu thế giới theo đánh giá của Transparency International (TI). Theo TI, tình trạng tham nhũng của Bangladesh đã gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế và hiện nước này vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới.

Minh Thu (Theo BBC, Heritage, Knowledge)

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Châu Á là đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới (03/04/2010)

>   Niềm tin kinh tế Nhật và sức ép từ Trung Quốc (03/04/2010)

>   Mỹ: Số việc làm tăng mạnh nhất trong 3 năm (02/04/2010)

>   Các nước mới nổi tăng đầu tư vào châu Phi (02/04/2010)

>   IMF cắt giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế Đức (02/04/2010)

>   Thế giới thiệt hại 200.000 tỷ USD vì khủng hoảng (01/04/2010)

>   Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đồng euro tăng kỷ lục (01/04/2010)

>   G-20 kêu gọi củng cố tài chính để phục hồi kinh tế (01/04/2010)

>   G20 và IMF kêu gọi nỗ lực hơn nữa cải cách tài chính (31/03/2010)

>   Malaysia công bố những cải cách kinh tế mới (31/03/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật