IMF: Các nước giàu nên tránh cắt giảm chi tiêu do thâm hụt ngân sách
Mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã lên tiếng cảnh báo rằng thế giới các nước giàu nên tránh cắt giảm các chi tiêu do thâm hụt ngân sách và giảm các chính sách tiền tệ cơ bản so với một năm khác.
Trong một bài thuyết trình được miêu tả như một cú đánh đòn đối với Đảng Bảo thủ, Quỹ này cho biết các quốc gia sẽ có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng gấp đôi nếu họ cắt giảm tiêu dùng và tăng thuế quá sớm. Họ cũng cảnh báo rằng hiện tại các mức nợ công trên khắp thế giới đã đạt tới các mức độ tương tự so với GDP như của những năm 1950 – hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II.
Bài thuyết trình đặc biệt của IMF về chiến lược giảm các chính sách cơ bản được các nền kinh tế tiến tiến bị tác động mạnh nhất thực hiện đã nhấn mạnh rằng các chính phủ và các nhà điều lệ nên thận trọng, tránh bắt đầu thắt chặt các chính sách tiền tệ và tài chính quá sớm. Tuy bài thuyết trình không đề cập tới nước Anh nhưng cảnh báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi 60 nhà kinh tế đã đề cập trong một bộ hai lá thư rằng các kế hoạch bắt đầu cắt giảm thâm hụt của Đảng Bảo Thủ có thể làm trệch hướng quá trình hồi phục kinh tế.
Theo ông Olivier Blanchard - nhà kinh tế chủ chốt của IMF “Tốc độ tăng trưởng đã gia tăng nhưng rõ ràng là cho đến nay nhu cầu trong lĩnh vực tư nhân vẫn là tự lực. Vì vậy, kích thích tiền tệ và tài chính cần được duy trì tốt trong năm 2010 và nếu những tăng trưởng lại vượt mức dự đoán thì sự giảm này có thể bắt đầu trong năm 2011.”
Cảnh báo này được đưa ra giữa những mối lo về khả năng tái diễn trở lại của tình trạng yếu kém kinh tế đặc biệt là khi đồng bảng Anh giảm giá trị hơn một cent so với đồng Đô la và các thị trường ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đang sa sút hơn. Theo gợi ý của Thống đốc ngân hàng Anh, ông Mervyn King, ngân hàng này có thể phải khuyến khích hơn nữa các chính sách nới lỏng định lượng (quantitative easing) trong những tháng tới nếu các điều kiện kinh tế xấu hơn.
Tại Mỹ, Tổ chức nghiên cứu Conference Board đã khiến các thị trường choáng ngợp khi đưa ra số liệu về một mức giảm bất ngờ trong chỉ số niềm tin tiêu dùng với mức thấp của 10 tháng do các hộ gia đình lo lắng cho nghề nghiệp của họ. Cựu chủ tịch của Qũy dự trữ liên bang FED, ông Alan Greenspan cho biết hệ thống tài chính này đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất từ trước tới nay.
Bùi Huyền (Theo telegraph)
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|