Thứ Năm, 04/02/2010 07:09

Tâm lý Tết "đè" thị trường 

Tâm lý tạm ngưng trước kỳ nghỉ Tết đã khiến giao dịch trên TTCK xuống thấp và giá cổ phiếu (CP) chỉ biến động trong biên độ hẹp.

“Canh” bán bớt

Chị Tuyết - nhà đầu tư (NĐT) tại sàn SSI - cho biết chị đang “canh” bán bớt CP để lấy tiền chi tiêu mà vẫn chưa được vì giá CP chị đang giữ tăng quá ít. Bán thì không muốn vì chưa có lời mà mua thêm thì không còn tiền. Tương tự, "chán quá" cũng là câu mà chị Hiền - một NĐT khác có tài khoản tại sàn Âu Việt - thốt lên sau mấy phiên giao dịch trên sàn TP.HCM với tổng trị giá chỉ đạt dưới 1.000 tỉ đồng.

Khá nhiều NĐT cá nhân đã bán ra CP trước đó và đang nắm giữ phần lớn tiền mặt vẫn chưa muốn mua trở lại. Theo anh Nam - một NĐT tại sàn HSC- dòng tiền chưa trở lại TTCK nhiều vì tâm lý e ngại và chần chừ trước đợt nghỉ Tết. "Thống kê thông thường trước đợt nghỉ Tết thị trường giảm nhiều hơn tăng. Thậm chí nếu có tăng cũng khó mạnh được vì nhiều người đã rút ra sớm", anh Nam nói.

Tâm lý nghỉ ngơi đã đè nặng lên thị trường sức ỳ ngày càng cao và CP giao dịch khá lèo tèo. Người mua chưa mạnh dạn và chỉ đặt mua ở giá thấp trong khi người bán dù sốt ruột nhưng cũng không muốn bán tháo với giá thấp. Chính điều đó khiến cho khối lượng giao dịch xuống thấp liên tục những phiên qua.

Khó dự báo

Mặc dù vậy, nhiều NĐT vẫn chờ đợi vào những bất ngờ. Theo chị Hiền, chỉ cần một động thái "châm ngòi" về độ thanh khoản của các NĐT tổ chức là lập tức dòng tiền đầu cơ sẽ quay trở lại. "Dòng tiền chỉ nằm im trong tài khoản để chờ thời điểm thích hợp. Nếu có tín hiệu tăng thì ngay lập tức dòng tiền sẽ được khơi thông vì không ai muốn bỏ lỡ cơ hội mang lại lợi nhuận. Biết đâu thị trường sẽ có đột biến vào lúc ít ai ngờ nhất" - chị Hiền phân tích.

Suy nghĩ của chị Hiền cũng không có gì lạ vì trong quá khứ, khi tâm lý đám đông đang suy nghĩ về một hướng thì diễn biến thị trường đã theo hướng ngược lại. Theo Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM, trong đầu tư luôn có những bất ngờ. Ví dụ trên TTCK Mỹ, nhiều năm trước, tháng 1 đa số CP đều tăng giá vì các NĐT bắt đầu mua vào cho một chu kỳ mới. Chu kỳ này xảy ra liên tục và được gọi là "Hiệu ứng tháng giêng". Nhưng khi càng nhiều người biết điều đó thì thị trường đi ngược lại. Bước sang năm mới 2010, chỉ số chứng khoán của Mỹ đã giảm khá mạnh trong tháng 1 vừa qua và "Hiệu ứng tháng giêng" đã không còn lặp lại nữa.

Tại TTCK VN, chuyện dự báo khác xa với thực tế đã luôn xảy ra. Đó là chưa kể đến sự tham gia của các NĐT tổ chức cũng có thể tác động đến giá nhiều CP trên thị trường. Những NĐT lớn này lại thường hành động trước suy nghĩ của các NĐT cá nhân và tạo nên cuộc chơi của chính họ.

Chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng cho rằng, khó dự báo được TTCK VN vì bị chi phối bởi yếu tố tâm lý quá nhiều. Tuy nhiên thị trường thường không đi theo những lối mòn trong quá khứ mà nó luôn tạo ra những bất ngờ. 

Mai Phương

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Thời gian truyền lệnh dưới 1 giây  (04/02/2010)

>   DPM 3 năm liền vượt công suất thiết kế (04/02/2010)

>   Thời của mua bán, sáp nhập (04/02/2010)

>   Chứng khoán chờ đợi để “nở rộ” sau Tết? (04/02/2010)

>   FPC giải thể Công ty Beauty Stone Việt Nam (03/02/2010)

>   Nỗ lực không được hưởng ứng (03/02/2010)

>   DHA chốt danh sách tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2010 (03/02/2010)

>   3 kịch bản cho VN-Index trong năm 2010  (03/02/2010)

>   Chứng khoán bị kìm nén vì tâm lý (03/02/2010)

>   Đừng quá trông chờ vào T+2 (03/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật