Thứ Sáu, 15/01/2010 16:19

Trung Quốc có phải một Enron tiếp theo?

Thomas L. Friedman - cây bút bình luận của tờ New York Times từng giành 3 giải thưởng báo chí Pulitzer danh giá bày tỏ hoài nghi về khả năng Trung Quốc sẽ trở thành một Enron tiếp theo.

Đọc tờ Herald Tribune suốt bữa sáng ở cảng Hồng Kông hồi tuần trước, mắt của tôi dán chặt vào câu chuyện trang nhất về cách James Chanos - theo tờ báo là một trong những người bán khống chứng khoán (mua bán cổ phiếu kiếm lãi thông qua giá cổ phiếu xuống thấp - PV) thành công nhất nước Mỹ, người từng đánh cá rằng Enron là một trò lừa đảo và kiếm bộn khi điều đó được chứng minh là đúng và giá cổ phiếu của công ty này sụp đổ - hiện đang cảnh báo rằng (tình trạng của) Trung Quốc "gấp Dubai 1.000 lần hoặc tồi tệ hơn" và tìm các biện pháp bán khống nền kinh tế của quốc gia này trước khi các bong bóng của nó bị vỡ vụn.

Enron từng là một tập đoàn năng lượng hùng mạnh, luôn có tên trong danh sách các công ty phát triển nhất nước Mỹ nhưng sụp đổ nhanh chóng sau khi các lỗ hổng tài chính của họ bị phanh phui vào năm 2001.

Các thị trường của Trung Quốc có thể tràn ngập các bong bóng chín muồi cho một nhà bán khống chứng khoán. Và nếu ông Chanos có thể tìm được một cách kiếm tiền từ việc bán khống chúng, Chúa sẽ phù hộ ông ấy. Tuy nhiên, sau khi viếng thăm Hồng Kông và Đài Loan tuần trước cũng như trò chuyện với nhiều người đang làm việc và đầu tư tiền của họ vào Trung Quốc, tôi muốn đề xuất với ông Chanos hai điểm cần chú ý sau đây:

Trước hết, một nguyên tắc đầu tư đơn giản luôn đúng là: Không bao giờ được bán khống một quốc gia có dự trữ ngoại tệ 2.000 tỉ USD.

Hai là, rất dễ để xem xét Trung Quốc ngày nay và nhận ra những vấn đề lớn hoặc những việc chưa đi đúng hướng của họ. Ví dụ như, tỉ lệ lãi suất thấp, tín dụng dễ dàng, đồng nội tệ được định giá thấp và dòng tiền nóng chảy vào từ nước ngoài, đã dẫn tới cái mà chính phủ Trung Quốc hôm 10/1 gọi là "giá nhà đất tăng quá đà" tại các thành phố lớn và cái mà một số người có thể gọi là một công thức bong bóng đầu cơ cho việc bán khống. Trong vài ngày trở lại đây, mặc dù vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu can thiệp vào các tỉ lệ lãi suất và ra quy định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng - một cách chính xác để ngăn chặn lạm phát và lấy đi chút ít nguồn sống khỏi bất kỳ bong bóng bất động sản nào.

Hình thức nhà đầu tư vay cổ phiếu khi giá đang cao để bán, khi giá xuống thấp thì nhà đầu tư mua lại để trả được gọi là bán khống. Khoản chênh lệch là lợi nhuận của nhà đầu tư, song nếu chứng khoán tăng giá thì sẽ bị lỗ.

(Theo VPBS)

Và đó chính là các lí do. Tôi không sẵn lòng bán khống Trung Quốc, không phải vì tôi nghĩ đất nước này không gặp vấn đề gì hay không có nạn tham nhũng hoặc các bong bóng của nền kinh tế, mà bởi vì tôi nghĩ họ chắc chắn có tất cả các vấn đề đó và một vài trong số chúng rốt cuộc sẽ bùng nổ (nguy hiểm nhất là nạn ô nhiễm). Dẫu vậy, Trung Quốc còn có một tầng lớp chính trị tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực sự của họ cũng như một núi tiết kiệm để làm điều đó (không giống Mỹ).

Và đây là một điểm khác cần ghi nhớ. Hãy nghĩ về tất cả sự cường điệu, những lời lẽ đã được viết về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc kể từ năm 1979. Nó rất nhiều đúng không? Cái gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với bạn điều này: "Có thể chúng ta vẫn chưa nhìn thấy cái gì hết".

Tại sao tôi lại nói điều đó? Tất cả các đầu tư dài hạn mà Trung Quốc đã tiến hành trong hai thập kỷ qua chỉ mới đang đơm hoa kết trái và có thể thực sự thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào kỷ nguyên tri thức của thế kỷ 21, bắt đầu với sự đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng. Cách đây 10 năm, Trung Quốc có rất nhiều cây cầu và con đường chẳng dẫn tới đâu cả. Ồ, nhiều trong số chúng hiện đã được kết nối. Đó cũng là một dự án phá sản về việc xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm tại các thành phố lớn cũng như tàu cao tốc nhằm nối liền các đô thị này với nhau. Trung Quốc hiện còn có 400 triệu người sử dụng Internet, và 200 triệu người trong số họ đang sử dụng băng thông rộng (con số này ở Mỹ hiện vào khoảng 80 triệu). Làm thủ tục nhận phòng tại một khách sạn ở bất kỳ thành phố lớn nào, bạn cũng sẽ được truy cập mạng với đường truyền băng thông rộng.

Bây giờ hãy dùng tất cả cơ sở hạ tầng này và trộn nó với 27 triệu sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật của Trung Quốc - nhiều nhất trên thế giới. Với trí tưởng tượng nghèo nàn nhất, bạn cũng thấy nó sẽ đem lại rất nhiều năng lực trí tuệ cho thị trường, hoặc như Bill Gates từng có lần nói với tôi: "Ở Trung Quốc, khi bạn là một trong 1 triệu, còn có 1.300 người khác giống bạn".

Thêm vào đó, ngày càng có nhiều sinh viên Trung Quốc đi du học đang quay trở về để làm việc hoặc bắt đầu công việc kinh doanh mới. Tôi đã ăn trưa cùng một nhóm giáo sư ở Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hồng Kông (HKUST), những người nói với tôi rằng trong năm nay họ sẽ chào mời khoảng 50 học bổng toàn phần dành cho các sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Trong khi đó, các trường đại học Mỹ đang cắt giảm đáng kể học bổng kiểu này.

Tony Chan, một nhà toán học sinh ra ở Hồng Kông, mới đây đã hồi hương từ Mỹ sau 20 năm để trở thành chủ tịch mới của HKUST. Công việc cuối cùng của ông tại Mỹ? Trợ lý giám đốc Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ, phụ trách mảng khoa học vật lý và toán học. Ông Chan chỉ là một trong số rất nhiều học giả trở về.

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với lĩnh vực tài chính và sản xuất của Trung Quốc từng là tìm ra các nhà quản lý trung gian có khả năng. Việc đảo ngược tình trạng chảy máu chất xám đang loại trừ vấn đề đó.

Cuối cùng, như Liu Chao-shiuan - cựu lãnh đạo Đài Loan đã chỉ cho tôi thấy: khi Đài Loan tiến lên chuỗi giá trị từ phía dưới thấp, từ sản xuất đòi hỏi lao động chuyên sâu tới công việc gia tăng giá trị cao hơn, các nhà máy của họ đã đi chuyển tới Trung Quốc hoặc Việt Nam. Họ đã để mất chúng. Tại Trung Quốc, sản xuất đòi hỏi tay nghề thấp di chuyển từ vùng duyên hải của Trung Quốc tới phần kém phát triển hơn ở miền tây đất nước và trở thành một động lực phát triển ở đây. Tại Đài Loan, các nhà máy mọc lên rồi ra đi. Ở Trung Quốc, chúng di chuyển từ đông sang tây.

"Trung Quốc biết họ có các vấn đề. Nhưng đây là lần đầu tiên họ có cơ hội thực sự giải quyết chúng", ông Liu nói.

Các chủ doanh nghiệp Đài Loan hiện có hơn 70.000 nhà máy ở Trung Quốc. Họ biết rõ nơi này. Vì vậy, tôi đã hỏi nhiều doanh nhân Đài Loan liệu họ có bán khống Trung Quốc hay không. Họ lắc đầu quầy quậy và nói không cứ như là tôi yêu cầu họ chơi một chọi một với LeBron James (một trong những vận động viên bóng rổ nhà nghề xuất sắc nhất Mỹ hiện nay - PV).

Dẫu vậy, một số người từng nói điều tương tự về Enron. Tôi vẫn muốn đánh cá. Bán khống Trung Quốc ngày hôm nay? Ồ, chúc may mắn với điều đó, ngài Chanos. Hãy để chúng tôi biết việc đó diễn ra như thế nào đối với ông.

Thanh Bình (Theo NYT)

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   IMF, Hàn Quốc sẽ chủ trì hội nghị kinh tế châu Á (15/01/2010)

>   Tiêu chuẩn mới đánh giá kinh tế đối ngoại của IMF (15/01/2010)

>   Số vụ tịch biên nhà ở Mỹ cao kỷ lục (15/01/2010)

>   Trung Quốc thong thả, thế giới nhấp nhổm (15/01/2010)

>   Các chủ nợ lớn chấp thuận kế hoạch tái cơ cấu JAL (14/01/2010)

>   Tổng giám đốc mới liệu có cứu được JAL? (14/01/2010)

>   Nước Anh gần thoát khỏi khủng hoảng (14/01/2010)

>   Japan Airlines chính thức có Tổng Giám đốc mới (13/01/2010)

>   LG đầu tư 13 tỷ USD cho nghiên cứu - phát triển (13/01/2010)

>   Bolivia sẽ đầu tư hơn 11 tỷ USD vào dầu khí (13/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật