Thứ Tư, 20/01/2010 11:22

Cổ phần hoá doanh nghiệp thời gian tới sẽ nhiều khó khăn

Quá trình cổ phần hóa trong thời gian tới sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế đều không thuận lợi. Đó là nguy cơ lạm phát, nguy cơ khó khăn về thanh khoản thường trực và nhiều khó khăn khác sẽ tiếp tục phát sinh.

Theo đánh giá của Nhóm tư vấn Chính sách (Bộ Tài chính) và Ban Chỉ đạo đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp (DN) tại Hội thảo về DN cổ phần hoá (CPH) và chính sách CPH DN ngày 19.1, CPH đã làm thay đổi về chất của khu vực DN Nhà nước (DNNN), giúp Nhà nước thu về hàng ngàn chục tỉ đồng nhờ vào việc bán bớt phần vốn của mình tại các DNNN, từ đó có vốn để đầu tư cho các dự án trọng điểm cần thiết. Đồng thời, CPH cũng góp phần hình thành các DN có quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực và đặc biệt là góp phần quan trọng vào việc đổi mới tư duy kinh tế, hài hòa lợi ích Nhà nước - DN - người lao động.

Lợi lớn

Theo báo cáo kết quả thực hiện khảo sát tình hình hoạt động của các DN CPH của Nhóm tư vấn, tổng giá trị tài sản và tổng giá trị vốn Nhà nước sau khi đánh giá lại được xác định sát hơn theo giá thị trường nên có mức tăng rất cao. Riêng vốn nhà nước tại DN sau xác định lại lần 1 tăng tới 60% và lần 2 tăng 20,9%.

Ông Bùi Văn Dũng – Phó trưởng ban cải cách và phát triển DN (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư) nói: “Điều này cho thấy việc triển khai thực hiện CPH hầu như không ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của DN”.

Đồng thời, ông Dũng cũng cho rằng, nếu không tiến hành CPH, đánh giá lại giá trị tài sản và vốn nhà nước thì các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của các DN này trước CPH bị sai lệch rất nhiều.

Cũng theo kết quả khảo sát, số DN có vốn nhà nước nắm trên 50% vốn, giảm 7% số DN so với thời điểm CPH. “Điều này cho thấy đã có sự thông thoáng hơn trong việc chuyển nhượng tiếp vốn nhà nước ở các DN này và đây cũng là sự chuyển dịch đúng với định hướng giảm dần sự có mặt của Nhà nước tại những DN không quan trọng”, ông Dũng nói.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, sau khi chuyển sang CTCP, hầu hết các chỉ tiêu về tài chính, kết quả hoạt động của DN như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận... đều tăng rất nhanh. Giá trị tổng tài sản bình quân hai năm sau CPH so với bình quân hai năm trước CPH tăng 66,39%; giá trị vốn chủ sở hữu tăng tới 90,67%; doanh thu tăng 75,13%; lợi nhuận tăng 233,09%; tỉ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu của các DN cũng tăng 19,25%.

Do đó, theo đánh giá của Phó trưởng ban cải cách và phát triển DN, “CPH nếu được nhân rộng trên quy mô toàn bộ khu vực DN 100% vốn nhà nước thì lợi ích CPH mang lại cho đất nước sẽ vô cùng to lớn”.

Thách thức nhiều

Tuy nhiên, theo nhóm Tư vấn, trong thời gian qua, quá trình CPH đã bộc lộ nhiều hạn chế như tiến độ thực hiện chậm, vốn huy động sau CPH (mục tiêu quan trọng) không nhiều, số nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ, có trình độ quản trị chưa được tham gia rộng rãi. Một số trường hợp, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình CPH còn mang tính khép kín, nội bộ, thậm chí kết quả thanh tra còn cho thấy một số DN NN được CPH dưới giá.

Tuy nhiên theo nhận định của nhóm tư vấn, quá trình CPH trong thời gian tới sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế đều không thuận lợi. Đó là nguy cơ lạm phát, nguy cơ khó khăn về thanh khoản thường trực và nhiều khó khăn khác sẽ tiếp tục phát sinh. Các DN trong nước cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh nhiều hơn khi mở cửa theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

TTCK thời gian qua (là đầu ra cho nhiều CP của DN CPH) hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, còn chịu nhiều sự chi phối của nhiều yếu tố phi kinh tế, đặc biệt là tâm lý. Thời gian qua, hơn 4.000 DNNN đã CPH nhưng cơ bản là các DNNN quy mô vừa và nhỏ, nhưng trong thời gian tới, các DN cần CPH là những DN lớn. Do đó, dung lượng hấp thu của TTCK đối với khối lượng CP rất lớn của các DNNN sẽ CPH trong giai đoạn tới được nhận định là mối quan ngại của nhiều người.

Theo nhóm Tư vấn, tỉ lệ nắm giữ vốn nhà nước tại các DNNVV đã CPH vẫn còn khá cao (trung bình trên 30% giai đoạn 1998-2002; trên 50% vào giai đoạn 2002-2004 khi bắt đầu CPH các DN lớn). Do đó, mối quan hệ giữa tỉ trọng vốn nhà nước tại DN và hoạt động của DN sau CPH, theo nhóm Tư vấn, là nội dung cần xem xét trong quá trình CPH sắp tới. Các DNNN quy mô lớn có vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế. Việc CPH các DN này ảnh hưởng trực tiếp tới sức mạnh nền kinh tế và sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

“Bởi vậy, quá trình CPH giai đoạn tới đây vô cùng nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi phải có định hướng chính sách rõ và mạnh ngay từ đầu”, nhóm Tư vấn kiến nghị. Nhóm cho biết, đang phối hợp với các chuyên gia về CPH trong và ngoài nước để tiếp tục nghiên cứu, sớm đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách.

Theo thống kê của nhóm Tư vấn chính sách, tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 DN và 8 TCty Nhà nước, trong đó CPH được 3.854 DN và bộ phận DN (chiếm 69,4% tổng số DN đã sắp xếp), giao 196 DN, bán 155 DN, khoán và cho thuê 30 DN, sáp nhập hợp nhất 531 DN, còn lại các hình thức khác là 790 DN.

Lưu Thủy

Lao động

Các tin tức khác

>   Hạn chót ngày 1-7: Hơn 1.500 DNNN không kịp cổ phần hóa (20/01/2010)

>   Đấu giá 1.2 triệu cp Xi măng Thanh Sơn vào ngày 04/02 (19/01/2010)

>   11 CTCK làm đại lý đấu giá Cty Phát triển Nhà Đà Nẵng (19/01/2010)

>   Cổ phần hóa: Lợi lớn, lo nhiều? (19/01/2010)

>   Địa ốc Cao su: Giá đấu bình quân đạt 12,109 đồng/cp (19/01/2010)

>   Xí nghiệp in Báo Thanh Niên đấu giá 1.9 triệu cp vào Tháng 3 (18/01/2010)

>   Hơn 91% doanh nghiệp cổ phần hóa có sai phạm (18/01/2010)

>   Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng IPO 5 triệu cp (15/01/2010)

>   Docam thu 23.77 tỷ đồng từ việc đấu giá 2.3 triệu cp (14/01/2010)

>   Bán xong 1.67 triệu cp, TrabusBD thu về hơn 16.73 tỷ đồng (14/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật