Thứ Hai, 11/01/2010 18:38

Áp lực ngược

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có yêu cầu các công ty chứng khoán (CTCK) dừng giao dịch chứng khoán chưa niêm yết kể từ ngày 28/1/2010.

Yêu cầu này có tác động đến một vài CTCK có dịch vụ mua bán chứng khoán chưa niêm yết như MB, ABBank, Habubank hay VP Bank; điển hình là sản phẩm quyền chọn mua cổ phiếu MBF, ABB, HBB... ở VNDirect hay mua bán cổ phiếu MB ở CTCK Phố Wall.

Đặc điểm chung của dịch vụ này là CTCK đứng ra làm bên thứ 3 trong giao dịch mua bán chứng khoán chưa niêm yết giữa các nhà đầu tư. Thay vì giao dịch trực tiếp với nhau, nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của CTCK, mua bán với CTCK.

Theo đó, CTCK làm trung gian nhận cọc cho cả bên mua và bên bán hoặc trực tiếp mua - bán cổ phiếu với nhà đầu tư. CTCK còn cung cấp cả đòn bẩy tài chính, tỷ lệ khoảng 80% cho nhà đầu tư. Nếu mua 10 000 cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ cần đặt cọc 20%, tức giá trị của 2.000 cổ phiếu. Các sản phẩm, dịch vụ này chủ yếu phục vụ nhu cầu "lướt sóng" của nhà đầu tư, cung cấp một dạng sản phẩm phái sinh giao dịch có kỳ hạn trong tương lai.

Quyết định nêu trên của UBCK thời điểm này được nhận định là không có tác động đáng kể đến các CTCK cũng như nhà đầu tư. Đơn giản vì tình hình thị trường đã thay đổi. Sóng cổ phiếu MB, cổ phiếu được các CTCK đứng ra mua bán tổ chức giao dịch chủ yếu, từ lâu đã không còn lớn trên thị trường. Chính vì không có sóng lớn, nên lượng người chơi rất ít.

Những người lướt sóng cổ phiếu MB qua CTCK đã chuyển qua giao dịch trên sàn niêm yết với kỳ vọng tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn. Dịch vụ giao dịch chứng khoán chưa niêm yết chỉ đông khách ở thời điểm giữa năm 2009 khi thị trường niêm yết nhìn chung còn trồi sụt và diễn biến giá cổ phiếu MB còn thất thường theo.

Lúc đó, tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn bỏ ra đủ để hấp dẫn nhà đầu tư tham gia. Nhiều dân đánh sóng chuyên nghiệp lúc đó sẵn sàng đánh khống, chốt giá tay đôi ngoài thị trường.

Chuyện các CTCK cung cấp dịch vụ mua bán quyền chọn mua chứng khoán hay chuyện người dân thích đầu tư vàng tài khoản... là một biểu hiện của việc thiếu các kênh đầu tư, phương thức đầu tư mới trên thị trường. Sàn giao dịch hàng hóa như thép, đang được các ngân hàng mở ra. Trung Quốc cũng bắt đầu "dọn đường" để áp dụng bán khống chứng khoán. Phần mềm cho sàn chứng khoán ở nước ta trong hai năm tới cũng được thiết kế đưa vào các sản phẩm phái sinh.

Tuy nhiên, từ nay đến lúc có thêm những sản phẩm mới, thị trường vẫn sẽ phải khoác "tấm áo chật", mà mỗi cử động trong đó đều bị kiểm soát. Vừa đóng cửa sàn giao dịch vàng tài khoản, nay lại đóng cửa sàn chứng khoán chưa niêm yết, các thành viên thị trường buộc phải tuân thủ sự chỉ đạo này, nhưng đang đặt áp lực ngược lại với các cơ quan quản lý về việc phải sáng tạo và xây dựng được những thị trường chuyên nghiệp, để khai thác năng lực đầu tư, năng lực tài chính trong dân vào công cuộc phát triển kinh tế nói chung.

Thành Nam

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   OTC: Môi giới gom hàng  (11/01/2010)

>   UPCoM-Index giảm gần 3%  (08/01/2010)

>   UPCoM-Index giảm phiên thứ 3 liên tiếp (07/01/2010)

>   UPCoM-Index tiếp tục mất điểm  (06/01/2010)

>   OTC: Có dấu hiệu găm hàng (06/01/2010)

>   UPCoM-Index giảm điểm, giao dịch tăng mạnh  (05/01/2010)

>   Số doanh nghiệp lên UPCoM không như kỳ vọng (05/01/2010)

>   UPCoM-Index tăng phiên thứ 3 liên tiếp (04/01/2010)

>   Tháng 12/2009: Giá trị giao dịch UPCoM đạt 53,84 tỷ đồng (04/01/2010)

>   Thêm 2 công ty được giao dịch trên UPCoM (04/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật