Thứ Tư, 16/12/2009 09:47

Tiền “tươi” đang mua vào

Một trong những hiện tượng được NĐT chú ý hai phiên gần đây là diễn biến lên xuống rất mạnh của giá CK ngay trong ngày. VN-Index trong phiên sau mỗi đợt tăng lên lại bị đè xuống mạnh không kém.

Không ít ý kiến NĐT nghi ngờ hành động “kéo-xả” của NĐT lớn để thoát hàng giải chấp cho những ngày cuối năm.

Sợ mãi "bóng ma giải chấp”?

Một số chuyên gia từ các CTCK cũng cho rằng rất có thể những tuần cuối tháng 12 sẽ là cao điểm giải chấp. Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó TGĐ CTCK Bản Việt (VCSC) mới đây dự đoán vùng đáy của thị trường có thể hình thành từ ngày 15-25.12.2009. Một trong những nguyên nhân là thời gian này sẽ là cao điểm của đợt giải chấp để thanh toán các khoản nợ trước ngày 31.12.2009.

Ông Quách Mạnh Hào - Phó TGĐ CTCK Thăng Long (TSC) hôm 14.12 cũng nhận định rằng nếu coi mức điểm quanh 450 dường như là sự khởi đầu cho trào lưu vay mượn thì rất có thể nó cũng sẽ là điểm kết thúc.

“Bóng ma giải chấp” không phải xuất hiện mới đây, mà thực sự đã có từ tháng 9 vừa qua khi khối lượng giao dịch tăng vọt. Khi câu chuyện sốc lãi suất, tỉ giá lắng xuống thì khối lượng giải chấp lại được đưa ra để lý giải các diễn biến tăng giảm thất thường của giá trong phiên.

Tuy nhiên có thực sự như vậy? Theo một NĐT lớn là khách VIP mà nhóm của anh có tài khoản ở hai CTCK khác nhau, sử dụng đòn bẩy vừa qua có khác nhiều so với thời kỳ 2008, có thể nhìn thấy rất rõ trong khối lượng giao dịch.

Các NĐT lớn sử dụng đòn bẩy cỡ vài chục tới cả trăm tỉ đồng trở lên đều là những người lão luyện, chứ không phải “cá mắc cạn” như đồn đại trên mấy diễn đàn CK.

Đủ “đô” để sử dụng đòn bẩy lớn cỡ đó thì luôn xác định kế hoạch an toàn, làm sao dám “phiêu” như NĐT nhỏ lẻ dùng vài trăm triệu? Lời lỗ với họ là chuyện bình thường, không tham, không tiếc.

“Tôi không tin là nhiều NĐT lớn còn mắc kẹt với các khoản đòn bẩy. Có chăng là số ít các NĐT mới tham gia kinh nghiệm chưa nhiều, hoặc các CTCK bị kẹt với đòn bẩy của NĐT nhỏ”, NĐT này cho biết.

Cũng theo ý kiến này, NĐT lớn có nhạy cảm thị trường tốt, sử dụng đòn bẩy tối đa từ sớm hồi tháng 8, tháng 9 và đã thoát ra nhiều quanh vùng đỉnh. Chính đợt “tăng cố” tháng 10 lên mức 630 điểm mới khơi gợi lòng tham của NĐT cá nhân và nhóm này sử dụng đòn bẩy lớn.

Mặt khác, trong suốt đợt giảm 3 tháng gần đây, có rất nhiều cơ hội cho NĐT sử dụng đòn bẩy thoát “êm” nếu có kỷ luật. Lúc VN-Index về 550 điểm rồi 500 điểm, khắp nơi đồn nhau đây là mức phải giải chấp bắt buộc, nhưng thực tế giao dịch từ đó đến nay vẫn bình thường, không có tình trạng bán sàn ồ ạt hay mất thanh khoản mua như năm 2008.

Không thể có thống kê chính xác về mức độ đòn bẩy bị kẹt lại và chính sự mù mờ đó lại tạo ra một cái bóng vô hình, một cái cớ để lý giải về diễn biến phục hồi yếu ớt của thị trường.

Khởi đầu của dòng tiền "tươi”

Trong diễn biến suy giảm liên tục từ dưới mức 500 điểm đến nay, thanh khoản thị trường tuy sụt giảm nhưng vẫn xuất hiện lực cầu đủ lớn. Một con số có thể minh chứng điều này là tỉ trọng dư mua so với tổng cầu từ tháng 10 đến nay vẫn đạt bình quân xấp xỉ 35% mỗi phiên.

Ngoại trừ hai phiên lao dốc ngày 25 và 26.11 – hiệu ứng của cú sốc lãi suất – với tỉ trọng dư mua khoảng 10% thì các phiên còn lại dư mua vẫn lớn. Điều đó có nghĩa là bên bán không xả hàng tháo chạy bất chấp giá và các lệnh mua chặn mức thấp vẫn không được khớp.

Khối lượng giao dịch rất thấp từ đầu tháng 12 đến nay là điều ai cũng nhìn thấy. Bên cạnh sự nghi ngại và chiến lược bảo toàn vốn, còn có một nguyên nhân là đòn bẩy tài chính đã không còn được sử dụng nhiều.

Một NĐT cho biết, CTCK anh mở tài khoản vẫn cung cấp đòn bẩy nhưng đã nâng lãi suất cao hơn và đặt ra giới hạn giá trị tài sản cầm cố tối thiểu. Điều đó có nghĩa là NĐT nhỏ lẻ khó có điều kiện sử dụng đòn bẩy một cách dễ dãi như trước: “Tình trạng thị trường hiện tại khó NĐT nào dám dùng đòn bẩy, mà chủ yếu là sử dụng tiền “tươi” của mình. Lượng vốn đang mua là tiền thật nên không thể lớn như thời kỳ sử dụng đòn bẩy”.

Một điểm lợi thế là NĐT chấp nhận giải ngân vào thời điểm khó khăn này, bên cạnh những người lao vào bắt đáy, đa số là giải ngân dần dần cho khoản đầu tư dài hơi cỡ 2-3 tháng.

“Tôi được tư vấn chia tiền thành 5 gói cách nhau 10% giá và cũng đã giải ngân được gần 60% vốn cho khoản dài hạn. Lúc đầu nhìn tài khoản âm cũng sợ, nhưng nghĩ nếu tắt bảng điện cho tới đầu năm 2010 thì cũng có cảm giác yên tâm hơn. Khoản vốn dành cho lướt sóng vẫn được bảo quản chờ cơ hội” - một NĐT chia sẻ.

Hoàng Nguyên

Lao Động

Các tin tức khác

>   Phía sau nghề môi giới chứng khoán (16/12/2009)

>   Dự phòng giảm giá chứng khoán OTC: “Mòn mỏi” chờ hướng dẫn (16/12/2009)

>   Cổ phiếu ngành nhựa đầu tư theo giá trị (15/12/2009)

>   Doanh nghiệp thép đối phó với tỷ giá và nợ  (15/12/2009)

>   VID độc quyền phân phối Trà cổ Cầu Đất Đà Lạt (15/12/2009)

>   Không có chuyện "bơm" tiền cho các ngân hàng (15/12/2009)

>   HSG: Lợi nhuận 2 tháng đầu niên độ đạt trên 106 tỷ đồng (14/12/2009)

>   Cổ phiếu không phải là chiếc vé số (14/12/2009)

>   Thuế chứng khoán thu thế nào? (14/12/2009)

>   MCG trúng thầu trên 100 tỷ đồng (14/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật