Thứ Tư, 16/12/2009 06:34

Dự phòng giảm giá chứng khoán OTC: “Mòn mỏi” chờ hướng dẫn

Hiện tại, đối với cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán chưa niêm yết (OTC) vẫn chưa có quy định cụ thể để định giá trích lập dự phòng khi cổ phiếu xuống giá.

Mặc dù, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có công văn gửi các cơ quan chức năng đề nghị nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể, nhưng đến này, việc này vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Khi giá các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán xuống thấp, DN phải trích lập dự phòng rủi ro giảm giá chứng khoán. Việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán được quy định tại Thông tư số 13/2006 TT-BTC nhưng Thông tư này mới chỉ hướng dẫn về cách thức lập dự phòng giảm giá chứng khoán niêm yết, chưa hướng dẫn cụ thể việc lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC. Chưa có quy định cụ thể nên mỗi công ty có cách lập dự phòng đối với chứng khoán này theo nhiều cách khác nhau, thậm chí loại danh mục cổ phiếu OTC ra khỏi danh sách trích lập. Kết quả, giá trị DN không phản ánh chính xác, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận, nghĩa vụ đóng thuế; chỉ tiêu chứng khoán. Minh bạch hóa thông tin không được khuyến khích, ngược lại tạo cơ hội cho một số công ty che dấu các khoản lỗ...

Về phía cơ quan thuế, cơ quan thuế các tỉnh, thành phố cũng có cách hiểu khác nhau về giao dịch chứng khoán OTC. Có nơi hiểu thị trường OTC là trao đổi tự do nên phải được trích lập. Nơi lại cho rằng, OTC không phải trao đổi tự do nên nếu trích lập sẽ bị gạt ra, thậm chí bị xử phạt. Vì thế, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã nhận được một số công văn đề nghị hướng dẫn về trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC của cục thuế nhiều địa phương. Đối với DN, một số DN đã gửi nội dung lên Tổng cục Thuế nêu rõ khúc mắc: các công ty đã trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC theo quy định tại Thông tư số 13/2006/TT-BTC (như đối với chứng khoán niêm yết) nhưng cơ quan thuế không cho DN tính khoản trích lập dự phòng này vào chi phí hợp lý vì cho rằng chứng khoán OTC chưa được niêm yết chính thức trên sàn giao dịch chứng khoán, nên chưa có quy định pháp lý hướng dẫn xác định giá thực tế trên thị trường. Rõ ràng, việc này đẩy DN vào thế ”làm cũng không được, không làm cũng chẳng xong”.

Phó Giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội cho biết: trong trường hợp không xác định được giá chứng khoán OTC để thực hiện trích lập dự phòng, nhằm đảm bảo tính khách quan, công ty chứng khoán yêu cầu DN tìm thông tin giá chứng khoán lập dự phòng, nhưng bản thân công ty cũng phải ra thị trường xem bảng giá và đối chiếu lại. Trong trường hợp không có giá như thế, theo thông lệ, trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, DN phải nêu rõ những cổ phiếu chưa niêm yết không xác định được giá chính xác.

Để nhanh chóng có cơ chế và quy định cụ thể cho vấn đề trên VAFI đã có công văn gửi Bộ Tài chính, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) đề nghị nhanh chóng ban hành hướng dẫn việc lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI: Việc xây dựng văn bản hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá loại chứng khoán này không có gì phức tạp, nhưng không hiểu sao suốt một thời gian dài sau khi các bên tham gia thị trường chứng khoán liên tục có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn cụ thể vấn đề trên để gỡ rối cho DN, đến nay vẫn chưa có bất kỳ một văn bản hướng dẫn nào. Hệ quả của sự chậm trễ này là g iá trị DN không được phản ánh chính xác, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản như lợi nhuận, nghĩa vụ đóng thuế, các chỉ tiêu chứng khoán của DN... Không chỉ VAFI, ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Kiểm toán hành nghề Việt Nam cho biết, những hướng dẫn hiện nay về trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, đầu tư vào cổ phiếu OTC chưa chi tiết, cụ thể nên có tình trạng mỗi công ty kiểm toán xử lý theo một cách hiểu riêng. Đẩy nhanh việc ra văn bản hướng dẫn lúc này là hết sức cần thiết.

Cũng theo nhiều chuyên gia tài chính, Bộ Tài chính nên sớm có văn bản hướng dẫn để cộng đồng DN và nhất là các công ty niêm yết có cơ sở pháp lý trích lập dự phòng giảm giá cổ phiếu chưa niêm yết của năm 2009 bởi sự chậm trễ sẽ đồng nghĩa với việc làm cho báo cáo tài chính thiếu minh bạch chính xác.

Nhật Quang

Công Thương

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu ngành nhựa đầu tư theo giá trị (15/12/2009)

>   Doanh nghiệp thép đối phó với tỷ giá và nợ  (15/12/2009)

>   VID độc quyền phân phối Trà cổ Cầu Đất Đà Lạt (15/12/2009)

>   Không có chuyện "bơm" tiền cho các ngân hàng (15/12/2009)

>   HSG: Lợi nhuận 2 tháng đầu niên độ đạt trên 106 tỷ đồng (14/12/2009)

>   Cổ phiếu không phải là chiếc vé số (14/12/2009)

>   Thuế chứng khoán thu thế nào? (14/12/2009)

>   MCG trúng thầu trên 100 tỷ đồng (14/12/2009)

>   Thị trường chứng khoán: Đủ lực chặn “làn sóng đỏ”? (14/12/2009)

>   Thanh tra Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (12/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật