Thứ Ba, 01/12/2009 10:30

Tác động từ việc tăng lãi suất lên TTCK

Ngày 25/11/2009, Ngân hàng nhà nước đã có thông báo về việc điều chỉnh tỷ giá và lãi suất. Theo đó, lãi suất cơ bản đã tăng từ 7% lên 8% và chính thức được áp dụng từ ngày 1/12/2009. Thông tin này được đánh giá là khá bất ngờ. Việc tăng lãi suất cơ bản là một chính sách tiền tệ khá mạnh tay, không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, các chủ thể trong nền kinh tế mà còn có ảnh hưởng tới TTCK.

Dường như việc tăng lãi suất sẽ khiến nhiều DN gặp khó khi hoạt động sản xuất – kinh doanh mới chỉ bắt đầu phục hồi sau suy thoái kinh tế, trong khi đó tăng lãi suất sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực trạng thời gian vừa qua, khi lãi suất cơ bản ở mức 7% thì các DN cũng khó có thể huy động được vốn ở mức lãi suất trần là 10.5%. Chi phí vốn vay thực tế của nhiều DN cao hơn, xấp xỉ 12%, tương đương với lãi suất trần hiện nay. Do đó, đối với nhiều DN chi phí gần như không tăng khi lãi suất cơ bản tăng.

Đối với hệ thống ngân hàng, trước khi lãi suất cơ bản chính thức tăng thì hoạt động chạy đua lãi suất đã diễn ra giữa các ngân hàng. Để đảm bảo nhu cầu thanh toán cuối năm, nhiều ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất ngắn hạn. Việc liên tục tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay bị khống chế khiến cho khe hở lãi suất của ngân hàng ngày càng hẹp, đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống. Hiện tại, việc tăng lãi suất cơ bản thêm 1% khiến lãi suất trần cho vay tăng lên 12%, bên cạnh đó, các NHTM có vốn nhà nước cũng thống nhất mức lãi suất huy động VND không quá 10.5%/năm. Như vậy, phần nào nới rộng khe hở lãi suất, đồng thời vẫn đảm bảo được việc cạnh tranh lãi suất trong huy động VND với các kênh trái phiếu hay các kênh đầu tư hấp dẫn khác.

Là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng, tăng lãi suất cơ bản có ảnh hưởng lớn tới TTCK trên cả 3 phương diện: DN, dòng tiền và tâm lý nhà đầu tư.

Thứ nhất, đối với các DN niêm yết, tăng lãi suất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu vào của DN song như đã phân tích ở trên thì ảnh hưởng này là không lớn.

Thứ hai, về dòng tiền, lãi suất cơ bản tăng, kéo theo lãi suất huy động tiền gửi tăng, các NHTM sẽ huy động vốn dễ hơn. Tuy nhiên với mức tăng trưởng hơn 1% chưa đủ sức hấp dẫn cho việc chuyển dịch của dòng tiền từ chứng khoán sang kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.

Thứ ba, tác động tâm lý. Mục tiêu của những thay đổi về chính sách tiền tệ này là nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, chính sách này đã có những tác động tâm lý khá mạnh, dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu.

Có thể thấy, để có một chính sách giải quyết được các vấn đề vĩ mô như tăng trưởng – lạm phát, tỷ giá – cán cân thương mại... là vấn đề nan giải. Việc thắt chặt tín dụng sẽ kiềm chế tăng trưởng. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, tăng lãi suất cơ bản được đánh giá là một chính sách phù hợp, có tác động tích cực tới nhiều mặt của nền kinh tế nhằm duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng bền vững.

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Công ty chứng khoán sẵn sàng, nhà đầu tư e ngại (01/12/2009)

>   Luật hóa thực tế (01/12/2009)

>   Rút ngắn thời gian thanh toán đòi hỏi nỗ lực của cả CTCK (01/12/2009)

>   Thế giới "cá mập" chứng khoán - Bài 2: "Quyền lực đen" (01/12/2009)

>   Sẽ nâng sở hữu cổ phần của NĐTNN lên 49% (30/11/2009)

>   MBCapital sẽ lập thêm quỹ mới (30/11/2009)

>   Lượng hóa đòn bẩy tài chính  (30/11/2009)

>   Vinaconex Xuân Mai bàn giao nhà giá rẻ tại Vĩnh Phúc (30/11/2009)

>   Sacombank - SBS đóng cửa Phòng giao dịch Hàm Nghi (30/11/2009)

>   MSN gia hạn nộp BCTC quý 3 và lấy ý kiến cổ đông (30/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật