Thứ Tư, 02/12/2009 14:56

Cơ hội thuận lợi để đẩy nhanh cổ phần hóa

Nhiều công ty sau cổ phần hóa kinh doanh khá hiệu quả

Tiến trình cổ phần hóa (CPH) DN nhà nước (DNNN) hai năm gần đây đã chậm lại đáng kể do tác động từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, mối quan tâm của các tổ chức đầu tư với cơ hội CPH tại VN vẫn còn nguyên và sự khởi sắc của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung hứa hẹn sự khởi động trở lại lạc quan hơn của tiến trình này.

Khủng hoảng làm chậm tiến độ CPH

Cuộc hội thảo "Gateway to Vietnam" do CTCK SSI tổ chức ngày 1.12 đã thu hút hơn 500 đại diện tổ chức đầu tư tham dự. Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ SSI, chỉ riêng việc số lượng đại biểu cao gần gấp rưỡi dự kiến và SSI đã phải dừng nhận đăng ký thêm cũng đủ cho thấy mức độ quan tâm của các nguồn vốn quốc tế tới VN.

Yếu tố quan trọng nhất làm chậm quá trình CPH là sự khô cạn dòng vốn đầu tư trên toàn cầu. Đại diện các quỹ đầu tư thâm niên nhất VN như Vinacapital cũng phải thừa nhận khó khăn trong việc huy động thêm vốn mới cho các quỹ. TTCK trong nước tính theo VN-Index hứng chịu mức suy giảm gần 74% riêng trong năm 2008 và giảm chung khoảng 44% tính đến hết năm 2009. Trong bối cảnh như vậy đã có một số đợt IPO gặp khó khăn với mức giá đấu thành công không thực sự tốt. Đặc biệt, việc chọn đối tác chiến lược quốc tế gần như đi vào bế tắc trong thời gian đó.

Ông Phạm Viết Muôn - Phó Chủ nhiệm VPCP, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới DN cho biết: "Tiến trình CPH để thực hiện được phụ thuộc vào thị trường, phụ thuộc vào cầu của NĐT. Thời gian qua, lượng tiền của NĐT đầu tư vào mua cổ phần tại các đợt CPH giảm sút nhiều. Đây là nguyên nhân khiến tiến trình CPH trong giai đoạn 2008-2009 chậm nhiều. Chúng tôi hy vọng kinh tế phục hồi, thị trường tăng trưởng thì quá trình này sẽ đẩy mạnh hơn".

Cũng theo ông Muôn, tiến trình CPH hiện đã đi về chất lượng. Từ năm 1992 đến nay, VN đã CPH được xấp xỉ 4.000 DN. Trong đó, Nhà nước còn nắm giữ 53% vốn của các DN này, chủ yếu là CPH các DN nhỏ và vừa, hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng... Cũng do quy mô của DN CPH còn nhỏ nên các NĐT lớn cũng chưa thực sự hứng thú.

Cơ hội lớn

Hai năm gần đây, tiến trình CPH mới bắt đầu đối với các DN có vốn lớn ở những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Theo ông Muôn, đây sẽ là cơ hội lớn cho NĐT vì chỉ riêng trong số 53% vốn của 4.000 DNNN đã CPH mà Nhà nước còn nắm giữ cũng có thể giảm xuống chỉ còn 20%. Như vậy, khoảng 33% vốn còn lại NĐT có thể tiếp cận và nếu quy theo vốn hóa thị trường hiện tại cũng khoảng 100.000 tỉ đồng.

Hiện tại, số DNNN nằm trong điện cần phải CPH còn khoảng 1.500 DN, phần lớn trong số này là hoạt động kinh doanh. Theo lộ trình đến năm 2015, sẽ CPH 1.000 DN không phân biệt quy mô. Khá nhiều tập đoàn lớn nằm trong danh sách CPH trong năm 2010 như Tập đoàn Dệt-May, VMS, BIDV... Ông Muôn cho biết, hiện rất nhiều NĐT quốc tế đang quan tâm tìm hiểu cơ hội CPH VMS.

Về vấn đề được nhiều đại biểu quốc tế quan tâm liên quan đến cơ chế bán cổ phần cho đối tác chiến lược, ông Muôn cho biết, việc bán cho cổ đông chiến lược sau khi đấu giá ra công chúng cũng gặp nhiều phản ứng từ tổ chức nước ngoài vì mức độ cam kết cao (thời gian nắm giữ, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật..) trong khi phải chấp nhận giá đầu cơ của NĐT cá nhân. Tới đây, cổ đông chiến lược sẽ được thương lượng với DN để mua trước khi IPO.

"VN là một trong những nước có môi trường kinh doanh được sửa đổi bổ sung, thích nghi tốt với thực tế phát triển. Chỉ riêng lĩnh vực CPH, sau một thời gian ngắn đã sửa đổi 4 lần nghị định của Chính phủ và sắp tới cũng sẽ sửa Nghị định 109" - ông Muôn nói.

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT SSI cho biết, hai ngày trước, SSI và Tập đoàn Daiwa SMBC Capital của Nhật đã đóng một quỹ đầu tư mới với quy mô vốn tối đa 100 triệu USD để đầu tư vào các DN VN chưa niêm yết. Hoạt động đầu tư sẽ thực hiện ngay từ tháng 12.2009 với mức giải ngân ban đầu là 10 triệu USD. "Điều đó cho thấy tổ chức nước ngoài vẫn rất quan tâm đến cơ hội tại VN và chú trọng đến thị trường VN hơn các thị trường khác" - ông Hưng cho biết.

Hoàng Nguyên

Lao Động

Các tin tức khác

>   Jetstar Pacific đã lỗ còn phung phí (02/12/2009)

>   Hai công ty đại chúng bị phạt 40 triệu đồng (02/12/2009)

>   Pomina phát hành 80 triệu cp hoán đổi 100% cp Thép Thép Việt (02/12/2009)

>   Chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ dễ dàng hơn (02/12/2009)

>   Gia Dinh Wasuco lưu ký 9.5 triệu cp giao dịch UPCoM (02/12/2009)

>   Maritime Bank đạt 147% kế hoạch lợi nhuận (02/12/2009)

>   KCN Tín Nghĩa lưu ký chứng khoán niêm yết tại HOSE (02/12/2009)

>   OTC bi quan hơn sàn niêm yết (02/12/2009)

>   OCB triệu tập ĐHĐCĐ bàn việc niêm yết trên HOSE (02/12/2009)

>   Đến năm 2015, cổ phần hóa 1.000 doanh nghiệp Nhà nước (02/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật