Thứ Hai, 09/11/2009 17:14

Thị trường CK biến động, phải chăng “bò” đã đuối sức?

(Vietstock) – Thị trường chứng khoán đang biến động trở lại, một dấu hiệu mà theo các chuyên gia chính là việc đợt phục hồi mạnh kể từ Tháng 3 năm nay có lẽ đang dần đi vào hồi kết. Chỉ số Dow Jones lên xuống hơn 100 điểm trong 7/12 phiên giao dịch vừa qua, mà đỉnh điểm là mức tăng vọt tới 250 điểm vào hôm Thứ Năm, đẩy chỉ số này phục hồi gần 53% so với mức thấp ngày 09/03.

Việc Dow Jones nhích nhẹ 17 điểm trong phiên cuối tuần trước chỉ che giấu sự thật rằng, chỉ số này đã dao động tới 108 điểm trong suốt phiên sau khi Chính phủ thông báo tỷ lệ thất nghiệp Tháng 10 leo thang lên mức cao nhất trong vòng 26 năm rưỡi qua với 10.2%.

Trên thực tế, mức độ biến động trong thời gian qua ngày càng gia tăng sau khi thị trường đã trải qua hai tháng “yên bình” trước đó. Theo thống kê trong khoảng thời gian này, chỉ có 8 ngày Dow Jones thay đổi quá 100 điểm. 

Mặc dù sự biến động của thị trường gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào mùa thu năm ngoái, nhưng hầu như không nhà phân tích nào dự đoán thị trường rơi vào vòng xoáy điều chỉnh. Thay vào đó, họ cho rằng giao dịch biến động là điều bình thường khi nhà đầu tư bắt đầu tỏ ra thất vọng về việc đà tăng điểm của thị trường giá lên đang dần hụt hơi.

Theo nhận định của chuyên gia phân tích Scott Burns tại Công ty Morningstar thì: "Thị trường vừa trải qua một đợt phục hồi ấn tượng và đang đứng tại điểm uốn, còn nhà đầu tư thì đang cân nhắc liệu có nên bán ra số cổ phiếu đang sinh lời của mình hay không. Tất cả các bất ổn hiện nay đều xoay quanh hai vấn đề chăm sóc sức khỏe và thất nghiệp, do đó mọi người rất bối rối và không biết nên làm gì, từ đó khiến thị trường biến động".

Cái nhìn chi tiết hơn về các tác nhân gây ra biến động trên thị trường

• Các chỉ số kinh tế

Kỳ vọng phục hồi kinh tế trong giới đầu tư đóng một vai trò quan trọng đối với đà thăng hoa của thị trường trong tám tháng qua. Tuy nhiên, các chỉ báo kinh tế trong thời gian qua lại phát đi những tín hiệu trái chiều. Do vậy, một bộ phận nhà kinh tế liên tục đưa ra dự báo về một cuộc suy thoái kép, trong khi đó số khác lại hy vọng rằng kinh tế sẽ phục hồi nhanh tương tự như tốc độ sụt giảm trước đó.

Vào ngày 28/10 vừa qua, chỉ số Dow Jones tăng vọt tới 200 điểm sau khi Chính phủ công bố nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 3.5% trong quý 3. Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, chỉ số này lại lao dốc tới 250 điểm. Được biết, tác nhân gây ra sự sụt giảm này chính là bản báo cáo lòng tin tiêu dùng cho thấy nỗi lo lắng về đà phục hồi kinh tế vẫn còn xâm chiếm tâm trí của người tiêu dùng nước này, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục leo thang.

Theo các báo cáo được công bố hôm Thứ Năm, số người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh hơn dự đoán, doanh số bán lẻ gia tăng tháng thứ hai liên tiếp và năng suất lao động trong quý 3 tăng 9.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, đấy đều là các thông tin khả quan.

• Các giám đốc quản lý quỹ

Với số tiền đầu tư cổ phiếu đang được quản lý ở vào khoảng 5 ngàn tỷ USD, các nhà quản lý quỹ tương hỗ thường chuyển từ mua sang bán ngay khi đợt phục hồi có dấu hiệu suy yếu. Động thái này thể hiện mục đích chốt lời sau khi giá cổ phiếu đã tăng quá cao.

Thông thường, hoạt động này xảy ra vào Tháng 12 nhằm làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm. Tuy nhiên, đôi khi các nhà quản lý này có thể chốt lời sớm hơn nếu thị trường đang trong quá trình phục hồi dài hạn. Bên cạnh đó, việc nhiều quỹ tương hỗ tiến hành kết toán sổ sách năm tài khóa kết thúc vào Tháng 10 càng thôi thúc các nhà quản lý này chốt lời trước khi Tháng 11 đến.

Tương tự như vậy, đây cũng là lúc các giám đốc quản lý quỹ có khả năng tham gia thị trường trở lại nếu họ nghĩ rằng vẫn còn có cơ hội để chốt lời trong ngắn hạn. Cách suy nghĩ như vậy cũng đồng nghĩa với việc họ đang thuê cổ phiếu chứ không phải nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn.

• Dư chấn của suy thoái

Theo nhận định của Bob Doll, chuyên viên đầu tư tại Công ty Quản lỹ Quỹ BlackRock thì việc tăng hay giảm hơn 100 điểm đối với chỉ số Dow Jones vào cuối năm ngoái là chuyện bình thường. Và thị trường vẫn chưa bình tĩnh tới mức nhà đầu tư có thể hy vọng về một đợt tăng điểm bền vững.

Theo ông, các đợt phục hồi thường gập ghềnh do nhà đầu tư thường đi lòng vòng trước khi thị trường thực sự dao dộng trong một phạm vi hẹp.

Còn theo chuyên viên đầu tư Dan Deming tại Công ty Stutland Equities thì nhiều giám đốc quản lý quỹ đã chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành tổng kết năm.

“Chính yếu tố tâm lý đã đẩy thị trường tăng cao. Đây là một năm khá đặc biệt và thị trường phục hồi rất mạnh. Vì vậy, nhà đầu tư đang chờ đợi cơ hội để đẩy lùi rủi ro và rút lui khỏi thị trường.”

Phạm Thị Phước (Theo AP)

Các tin tức khác

>   Trung Quốc cam kết cho châu Phi vay 10 tỷ USD (09/11/2009)

>   Xu hướng M&A trong ngành công nghệ lại trỗi dậy (09/11/2009)

>   British Airways sẽ cắt giảm gần 5.000 việc làm (08/11/2009)

>   Wall St. nhòm ngó các nhà bán lẻ khi thất nghiệp vượt 10% (07/11/2009)

>   14 người bị buộc tội nội gián ở Phố Wall (07/11/2009)

>   Tỷ phú Warren Buffett lại lời to (07/11/2009)

>   Thêm 4 ngân hàng Mỹ ra đi (07/11/2009)

>   Ngân hàng Sal. Oppenheim: Bỏ truyền thống, cầu tương lai (07/11/2009)

>   Wall Street tăng hơn 3% trong tuần (07/11/2009)

>   Hàng nghìn công nhân hãng ôtô Opel biểu tình (07/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật