Thứ Bảy, 07/11/2009 14:46

G-20 bàn về chính sách kinh tế hậu khủng hoảng

Ngày 7/11, tại thành phố St. Andrews ở Scotland, các bộ trưởng tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) nhóm họp để bàn về chương trình nghị sự mới nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Đây là hội nghị thứ ba của các bộ trưởng tài chính G-2- trong năm nay. Hội nghị lần này không gắn với việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của G-20 như cuộc gặp lần trước, mà nhằm tổng kết một năm đối phó với khủng hoảng tài chính thế giới, tiếp tục thảo luận chi tiết các thỏa thuận đã đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Pittsburgh, Mỹ tháng 9 vừa qua.

Thảo luận về nỗ lực đưa thế giới thoát ra khỏi "cơn bão tài chính" - chủ đề đã được nêu tại Hội nghị thượng đỉnh ở Pít-xbớc, các nhà lãnh đạo tài chính G-20 đã thống nhất quan điểm rằng, mặc dù ở hàng loạt nước đã có sự cải thiện về kinh tế vĩ mô, song vẫn còn quá sớm để nói đến việc từ bỏ các biện pháp hỗ trợ của nhà nước.

Trước đó, phát biểu trước thềm hội nghị, Bộ trường Tài chính Anh Alistair Darling đã kêu gọi các nước G-20 không nên ngừng các gói kích thích kinh tế quá sớm trước khi có thể bảo đảm được rằng sự phục hồi kinh tế là bền vững.

Ông Alistair Darling cho rằng cần phải xem xét kỹ lưỡng các biện pháp đã thực hiện nhằm kích cầu và tu sửa hệ thống tài chính, vì chưa thể chắc rằng sự hồi phục toàn cầu đã có đủ động lực cần thiết để trở thành bền vững và chắc chắn. Bộ trưởng Tài chính Anh nhấn mạnh nguy cơ lớn nhất hiện nay là việc ngừng các biện pháp kích thích khi phục hồi kinh tế chưa thực sự bền vững.

Trong báo cáo dự kiến công bố tại hội nghị G-20, Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo sự phục hồi kinh tế toàn cầu chưa ổn định và cần tính toán kỹ lưỡng thời điểm thực hiện các chiến lược rút lui các gói kích cầu.

Theo IMF, một trong những bài học quan trọng từ các cuộc khủng hoảng trước đây là việc rút các chính sách kích thích kinh tế quá sớm có thể sẽ phải trả giá đắt, đặc biệt là khi hệ thống tài chính vẫn còn dễ bị tổn thương.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G-20 diễn ra trong hai ngày 7-8/11. Ngoài thảo luận về các thức và thời điểm rút các gói hỗ trợ người đóng thuế mà các nước đã thực hiện trong 2 năm qua, các bộ trưởng còn thảo luận về nguồn tài chính cho vấn đề chống biến đổi khí hậu trước thềm hội nghị của Liên Hợp quốc vào tháng tới tại Copenhagen. Tuy nhiên, giải pháp tài chính của G-20 cần phải được lãnh đạo các nước trong nhóm khẳng định tại cuộc gặp sắp tới dự kiến diễn ra vào tháng 6/2010 ở Canada./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng đột biến lên 10.2% (06/11/2009)

>   Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn CEPA với Ấn Độ (06/11/2009)

>   Tình hình KT - TC thế giới từ ngày 30/10 – 5/11/2009 (06/11/2009)

>   Nga: Chính phủ ra tay cứu Avtovaz (06/11/2009)

>   Lương bổng trì trệ và suy giảm đe dọa tới hồi phục kinh tế (05/11/2009)

>   Trung Quốc: Cải cách cơ cấu kinh tế như thế nào? (04/11/2009)

>   Bài học từ gói kích cầu của Mỹ (04/11/2009)

>   EU nâng dự báo tăng trưởng (04/11/2009)

>   Tái cân bằng - Thách thức không nhỏ của các nền kinh tế (04/11/2009)

>   Vàng tiến sát mức cao kỷ lục 1.060 USD/ounce (03/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật