Thứ Sáu, 06/11/2009 17:09

Tình hình KT - TC thế giới từ ngày 30/10 – 5/11/2009

1. Tình hình kinh tế thế giới :

Trong tuần, Chính phủ và Ngân hàng trung ương (NHTW) các nước công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho thấy kinh tế các nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực, lạm phát tại Mỹ, Nhật Bản tiếp tục ở mức thấp; thị trường chứng khoán Mỹ, Anh tăng, chứng khoán Nhật Bản giảm:

- Kinh tế Mỹ: Trong quý III/2009, GDP tăng trưởng 3,5%;Cục Dự trữ liên bang hoàn thành chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 300 tỷ USD vào cuối tháng 10/2009:

+ Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong quý III/2009, kinh tế nước này tăng trưởng 3,5%, trong đó chi tiêu của hộ gia đình tăng 3,4%.

+ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn thành chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 300 tỷ USD vào cuối tháng 10/2009 sau 7 tháng thực hiện nhằm ổn định thị trường nhà đất và hạn chế sự gia tăng lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính. Tại phiên họp của Uỷ ban thị trường mở vào ngày 3-4/11/2009, Fed nhận định chi tiêu của hộ gia đình có xu hướng tăng nhưng còn hạn chế do tình hình thất nghiệp vẫn gia tăng, thu nhập tăng chậm, giá nhà giảm và tình trạng thắt chặt tín dụng. Fed quyết định duy trì lãi suất chủ đạo ở mức gần 0-0,25%/năm do mức độ sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế còn thấp, lạm phát có xu hướng giảm cùng với kỳ vọng lạm phát ổn định.

- Tại châu Âu: NHTW châu Âu sẽ bắt đầu cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế trong năm 2010; tỷ lệ thất nghiệp của Đức tháng 10/2009 giảm; Uỷ ban châu Âu điều chỉnh tăng triển vọng kinh tế khu vực đồng Euro:

+ Ông Axel Weber, Thống đốc NHTW Đức- thành viên của Hội đồng NHTW Châu Âu (ECB) cho biết ECB sẽ bắt đầu cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế trong năm 2010 bằng cách giảm các khoản cho vay dài hạn đối với các ngân hàng thương mại.

+ Tại Đức, số người thất nghiệp trong tháng 10/2009 giảm 26.000 người so với tháng trước, còn 3,43 triệu người cho thấy nền kinh tế tiếp tục được cải thiện.

+ Uỷ ban châu Âu (EC) điều chỉnh tăng triển vọng kinh tế khu vực đồng Euro, theo đó kinh tế khu vực này giảm 4% năm 2009 và tăng 0,7% năm 2010, tăng 1,5% năm 2011. Theo EC, thâm hụt ngân sách trung bình của khu vực này ở mức khoảng 6,9% GDP năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10,9% trong năm 2011, mức cao nhất kể từ năm 1995.

- Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giảm , NHTW Nhật Bản quyết định dừng mua trái phiếu doanh nghiệp từ các ngân hàng vào cuối năm 2009; Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2009; NHTW Úc tăng lãi suất chủ đạo:

+ Tại Nhật Bản: Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9/2009 giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2008 cho thấy giảm phát vẫn tiếp diễn dù kinh tế đang trên đà phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9/2009 bất ngờ giảm xuống 5,3% từ mức 5,5% trong tháng 8/2009. NHTW Nhật Bản quyết định dừng mua trái phiếu doanh nghiệp từ các ngân hàng vào cuối năm 2009, đồng thời duy trì lãi suất chủ đạo ở mức 0,1%/năm để hỗ trợ nền kinh tế do giảm phát có thể tiếp tục diễn ra cho tới đầu năm 2011.

+ Theo Phó Thủ tướng Trung Quốc, kinh tế nước này đang trên đà tăng trưởng và có thể đạt được mục tiêu tăng 8% trong năm 2009.

+ NHTW Úc điều chỉnh tăng lãi suất chủ đạo từ mức 3,25%/năm lên mức 3,5%/năm do kinh tế nước này có nhiều chuyển biến tích cực. Bộ trưởng Tài chính Úc cho biết kinh tế nước này trong năm tài khoá 2009 (kết thúc vào ngày 30/6/2010) có thể tăng 1,5% (tháng 5/2009 dự báo suy giảm 0,5%).

- Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế các nước Đông Á trong năm 2009 sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với dự báo đưa ra trước đó làm tăng áp lực đối với các NHTW trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt nhằm ngăn chặn nguy cơ bong bóng tài sản. Dự báo các nước đang phát triển ở Đông Á (không có Nhật Bản) sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2009 và có thể tăng 7,8% năm 2010, trong đó kinh tế Trung Quốc năm 2009 tăng trưởng 8,4%. WB cũng khuyến cáo Chính phủ Trung Quốc cần ngăn chặn hiện tượng bong bóng trên thị trường chứng khoán và bất động sản trong điều kiện tín dụng tăng cao.

2. Diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ thế giới:

- Thị trường chứng khoán thế giới từ ngày 28/10 đến ngày 4/11 tăng: Chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ tăng 0,4% lên 9.802,14 điểm, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,54% lên 5.107,9 điểm, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,29% xuống còn 9.844,31 điểm.

- Đồng USD giảm giá so với một số đồng tiền mạnh, vàng tăng giá: Từ ngày 29/10 đến ngày 5/11, đồng USD giảm giá 0,64% so với đồng EUR, giảm 0,31% so với đồng GBP và giảm 0,08% so với JPY. Giá vàng thế giới tại thời điểm 15 giờ ngày 5/11 ở mức 1.084,7 USD/ounce, tăng 5,2% so với ngày 29/10. Giá dầu thô ngày 4/11 trên sàn NYMEX giao dịch ở mức khoảng 80,3 USD/thùng, tăng 3,76% so với ngày 29/10.

- Lãi suất đồng USD trên các thị trường liên ngân hàng giảm: So với ngày 29/10, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm đồng USD giảm từ mức 0,1825%/năm xuống mức 0,17875%/năm; lãi suất Sibor kỳ hạn qua đêm của đồng USD giảm từ mức 0,195%/năm xuống mức 0,1875%/năm. Lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng EUR tăng từ mức 0,2775%/năm lên mức 0,29375%/năm.

SBV

Các tin tức khác

>   Nga: Chính phủ ra tay cứu Avtovaz (06/11/2009)

>   Lương bổng trì trệ và suy giảm đe dọa tới hồi phục kinh tế (05/11/2009)

>   Trung Quốc: Cải cách cơ cấu kinh tế như thế nào? (04/11/2009)

>   Bài học từ gói kích cầu của Mỹ (04/11/2009)

>   EU nâng dự báo tăng trưởng (04/11/2009)

>   Tái cân bằng - Thách thức không nhỏ của các nền kinh tế (04/11/2009)

>   Vàng tiến sát mức cao kỷ lục 1.060 USD/ounce (03/11/2009)

>   Lòng tin người tiêu dùng toàn cầu đã phục hồi  (03/11/2009)

>   Úc nâng dự báo tăng trưởng kinh tế (03/11/2009)

>   Đi tìm lợi thế trong suy thoái (03/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật