Cấu trúc tài chính mới cho thế giới
Thế giới đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn khác giữa hai thể chế chủ nghĩa tư bản quốc tế và chủ nghĩa tư bản nhà nước. Chủ nghĩa tư bản nhà nước – với Mỹ là đại diện - đã sụp đổ trong khi chủ nghĩa tư bản nhà nước mà đại diện là Trung Quốc - đang đi lên. Con đường này sẽ dẫn tới sự phân rã dần của hệ thống tài chính quốc tế. Một hệ thống đa phương mới dựa trên những nguyên tắc đúng đắn hơn phải được tạo ra.
Trong khi hợp tác quốc tế về cải cách thể chế đang khó mà đạt được dễ dàng, thì tái sắp xếp trật tự tài chính lại có thể có được sự đồng thuận. Một hội nghị Bretton Woods mới - giống như hội nghị đã thiết lập nên cấu trúc tài chính quốc tế sau thế chiến hai - là rất cần thiết để thiết lập các luật lệ quốc tế mới, bao gồm việc ứng xử với các thể chế tài chính quá lớn và vai trò của kiếm soát tư bản. Cũng cần phải tái cấu trúc lại IMF để phản ánh tốt hơn trật tự hiện tại giữa các quốc gia và xem xét lại phương thức vận hành của tổ chức này.
Thêm nữa, một trật tự Bretton Woods mới phải cải tổ hệ thống tiền tệ. Trật tự hậu chiến đã giúp Mỹ bình đẳng hơn so với các nước khác và tạo ra sự mất cân đối nguy hiểm. Đồng đôla không còn lấy được lòng tin như trước kia trong khi chưa có một đồng tiền khác có thể thay thế.
Nước Mỹ nên rút dần quyền sử dụng Quyền rút vốn đặc biệt của IMF (SDR). Do SDR được niêm yết trong một rổ tiền tệ, không một đồng tiền nào nên được hưởng lợi thế. Rổ tiền tệ dùng để niêm yết SDR nên được mở rộng. Một số đồng tiền mới, bao gồm cả nhân dân tệ, có thể không được chuyển đổi hoàn toàn. Điều này sẽ cho phép cộng đồng quốc tế gây sức ép lên Trung Quốc ngừng giữ tỷ giá hối đoái với đồng đôla và sẽ là cách tốt nhất để giảm mất cân bằng quốc tế. Đồng đôla có thể tiếp tục là ngoại tệ dự trữ ưu tiên trong điều kiện đồng tiền này được quản lý nghiêm túc.
Một điểm mạnh của SDR là nó cho phép tạo ra tiền tệ quốc tế, điều này đặc biệt hữu ích trong hoàn cảnh hiện nay. Tiền có thể được chuyển đến nơi cần nó nhất, không giống như những gì xảy ra gần đây. Một cơ chế đã sẵn sàng cho phép các nước giàu – những nước không cần thêm dự trữ - chuyển phần tài sản này tới các nước cần hơn bằng cách sử dụng dự trữ vàng của IMF.
Tái cấu trúc trật tự thế giới sẽ cần tiến xa hơn trong việc cải tổ hệ thống tài chính và còn bao gồm cả cải tổ Liên Hợp Quốc, đặc biệt là quyền thành viên của Hội đồng Bảo an. Mỹ nên khởi động tiến trình này, nhưng Trung Quốc và các nước đang phát triển cũng cần phải tham gia. Họ là những thành viên phụ của thể chế Bretton Woods, các nước thống trị hệ thống này không còn mạnh như xưa nữa. Những quyền lực mới nổi cần phải có mặt trong việc tạo ra hệ thống mới này để đảm bảo rằng họ là những người ủng hộ tích cực.
Hệ thống thế giới sẽ không thể tồn tại theo cách hiện nay và Mỹ sẽ tổn thất nhiều hơn nếu không cải tổ nó. Nước Mỹ hiện vẫn đang giữ vai trò lãnh đạo thế giới, nhưng nếu thiếu một tầm nhìn xa, vị trí tương đối của Mỹ sẽ bị xói mòn. Mỹ không còn có thể áp đặt ý chí của mình lên nước khác như chính quyền Bush đã từng cố gắng làm, nhưng nước này vẫn có thể dẫn dắt một nỗ lực tập thể - bao gồm cả thế giới phát triển và đang phát triển - để tái thiết sự lãnh đạo của Mỹ theo một hình thức chấp nhận được.
Một lựa chọn khác sẽ rất đáng sợ vì siêu cường đang suy yếu này mất đi sự thống trị về chính trị và kinh tế nhưng vẫn còn sức mạnh quân sự. Chúng ta từng được bảo đảm rằng các nước dân chủ tìm kiếm hoà bình. Sau nhiệm kỳ của Bush, điều đó không còn đúng - nếu như nó đã từng đúng.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã tạo ra khó khăn cho một dân tộc vốn không thích đối mặt với thực tế khắc nghiệt. Tổng thống Obama đã triển khai “số nhân lòng tin” và tuyên bố đã ngăn chặn được suy thoái. Nhưng nếu có một cuộc suy thoái “lần hai”, người Mỹ sẽ trở nên tổn thương trước bất kì sự hoảng sợ nào. Nếu Obama thất bại, chính quyền tiếp theo sẽ cố gắng tạo ra sự khác biệt từ những khó khăn ở quê nhà – đây là một điều nguy hiểm cho thế giới.
Obama tin vào hợp tác quốc tế hơn là triết lý ‘sức mạnh là chân lý’ của kỷ nguyên Bush-Cheney. Sự nổi lên của G20 như là diễn đàn cơ bản của hợp tác quốc tế và những gì đạt được ở Pittsburgh là những bước đi đúng đắn.
Tuy nhiên, điều còn thiếu là sự công nhận chung rằng hệ thống thế giới đã bị phá vỡ và cần phải được tái cấu trúc. Sau cùng, hệ thống tài chính không sụp đổ đồng loạt và chính quyền Obama đã ra quyết định nhạy cảm để cứu các ngân hàng hơn là tái vốn hoá trên cơ sở bắt buộc. Những thể chế tồn tại được sẽ có vị thế thị trường mạnh hơn bao giờ hết và họ sẽ ngăn cản một cuộc cải tổ hệ thống. Obama bị chi phối bởi quá nhiều sức ép và tái cấu trúc hệ thống tài chính quốc tế không phải là ưu tiên hàng đầu của ông.
Trung Quốc nếu muốn trở thành người dẫn dắt thì cần phải có tầm nhìn xa hơn Obama. Một khi quốc gia đầy tham vọng này vươn lên, họ sẽ phải chuyển đổi sao cho cởi mở hơn để phần còn lại của thế giới chấp nhận.
Nguyễn Long
tuần việt nam, Project Syndicate
|