Thứ Ba, 20/10/2009 17:56

Chủ tịch FED kêu gọi ngăn chặn sự mất cân bằng toàn cầu

(Vietstock) – Ngày 19/10, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo rằng các chính sách xúc tiến xuất khẩu của châu Á và tình trạng thâm hụt ngân sách lớn tại Mỹ có thể châm ngòi cho sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu và gây nguy hại đến các nỗ lực tăng trưởng bền vững nếu không ngăn chặn kịp thời.

Hưởng ứng lời kêu gọi gần đây của các nhà lãnh đạo G20 về tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu sau cơn bão tài chính, Chủ tịch Bernanke nhận định các quốc gia châu Á, điển hình như Trung Quốc với mức thặng dư thương mại lớn nên cần phải ngăn chặn việc tiết kiệm quá mức, đồng thời cần tăng cường chi tiêu.

Thêm vào đó, ông cho biết Mỹ cần thiết phải đẩy mạnh tiết kiệm cũng như giảm đáng kể mức thâm hụt liên bang.

Nhận định tại hội nghị về châu Á do Ngân hàng dự trữ liên bang San Francisco tài trợ, Chủ tịch Bernanke cho biết để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cân bằng và bền vững hơn cũng như giảm bớt các rủi ro và bất ổn về tài chính, cần phải ngăn chặn sự mất cân bằng và bất ổn ngày càng gia tăng trong thương mại và dòng vốn.

Trong khi tình trạng mất cân bằng thương mại đã bắt đầu suy giảm nhờ các hộ gia đình Mỹ đẩy mạnh tiết kiệm để đối phó với cuộc suy thoái nặng nề, chủ tịch FED cảnh báo tình trạng mất cân bằng có thể trầm trọng thêm khi nền kinh tế toàn cầu và thương mại hồi phục.

Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và tiết kiệm tiêu dùng của khu vực châu Á chính là một mối quan ngại lớn. Đây cũng là tác nhân châm ngòi cho các vụ kiện lâu nay của Mỹ.

Thặng dư thương mại có được thông qua các chính sách tăng cường tiết kiệm và sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã bóp méo các ngành công nghiệp trong nước và phân bổ các nguồn lực. Hệ lụy của việc này là nền kinh tế chưa thể đáp ứng các nhu cầu của nhân dân trong dài hạn.

Được biết, các quan chức Mỹ từ lâu đã hối thúc Trung Quốc nâng giá trị đồng Nhân dân tệ, vốn được xem là biện pháp làm giảm lợi thế giá cả hàng hóa Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Trung Quốc đã tuyên bố hướng đến chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, nhưng nước này vẫn thắt chặt đồng Nhân dân tệ.

Mặc dù ca ngợi Trung Quốc và các quốc gia châu Á trong việc tìm kiếm các giải pháp cân bằng hơn, nhưng Bernanke cho biết khả năng xảy ra tình trạng bong bóng giá cả tài sản đang nổi lên tại châu Á đã trở thành mối quan ngại hàng đầu. Theo ông, các rủi ro này có thể được giải quyết thông qua việc nới lỏng các chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận là nước Mỹ phần nào phải đóng vai trò giải quyết sự mất cân bằng toàn cầu bằng cách tăng cường tiết kiệm và thực thi các giải pháp tài chính bền vững.

Hiệu suất của nền kinh tế Mỹ và đồng USD, vốn giảm đến 7% so với các loại tiền tệ khác trong năm nay, sẽ phụ thuộc vào sự thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách nước này.

Hôm Thứ Sáu, chính quyền Obama thông báo tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ lên đến mức kỷ lục 1.4 nghìn tỷ USD tính đến ngày 30/09. Thâm hụt này chiếm khoảng 10% GDP và là mức thâm hụt lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Để tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu, theo Bernanke cần phát triển một chiến lược thu hồi các chính sách tài khóa để hướng đến một quỹ đạo bền vững. Điều này là quan trọng nhằm duy trì niềm tin trong nền kinh tế Mỹ cũng như sự tự tin của đơn vị tiền tệ.

Chủ tịch FED cho biết các nền kinh tế châu Á đã đạt được đà phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng hàng năm ước lên đến hai con số như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Đài Loan.

Ông nói: “Tại thời điểm này, trong khi triển vọng kinh tế vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, thì châu Á lại dẫn đầu đà phục hồi toàn cầu.”

Các quốc gia có nền kinh tế mở nhất như Singapore, Hồng Kông và Đài Loan đã gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính. Còn các nền kinh tế khép kín nhất như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đã đạt được tăng trưởng trong suốt cuộc khủng hoảng này.

Cũng theo ông, các quốc gia châu Á có thể rút ra được một số bài học và cởi mở hơn trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn.

Ông phản đối mạnh mẽ việc bảo hộ mậu dịch và dựng các hàng rào trong luồng vốn đầu tư. Sự cân bằng hợp lý giữa thương mại và tăng trưởng nhu cầu trong nước là chiến lược tốt nhất để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Bội Mẫn (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   IMF: Không nên thoái lui các biện pháp kích cầu quá sớm (20/10/2009)

>   Trung Quốc đạt tăng trưởng kinh tế hơn 7% (19/10/2009)

>   Trung Quốc sẽ "soán ngôi" kinh tế của Nhật Bản (19/10/2009)

>   Anh: GDP quý 3 sẽ tăng trưởng 1% (19/10/2009)

>   George Soros: KT Mỹ có thể cản đường tăng trưởng thế giới (16/10/2009)

>   Kinh tế Mỹ tiếp tục có thêm tín hiệu phục hồi (16/10/2009)

>   Gói kích thích kinh tế Mỹ tạo ra 30.000 việc làm  (16/10/2009)

>   ADB: Kinh tế Châu Á sẽ hồi phục nhưng đà tăng trưởng yếu (15/10/2009)

>   IMF: Kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm 2010 (14/10/2009)

>   Australia: Niềm tin tiêu dùng Tháng 10 tăng 1.7% (14/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật