Thứ Ba, 08/09/2009 08:44

Sử dụng đòn bẩy tài chính: Cần thận trọng

Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) mời chào các sản phẩm cho vay đầu tư chứng khoán với tỷ lệ đòn bẩy tài chính hấp dẫn, từ 100% tới 300%. Điều này xuất phát từ lượng tiền các ngân hàng dành cho vay đầu tư chứng khoán còn nhiều và lãi suất cho vay chứng khoán cao hơn cho vay sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, cơ hội lướt sóng đang giảm dần, nhà đầu tư cá nhân cũng giảm dần vai trò dẫn dắt thị trường, do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính hấp dẫn

Gần đây, khi TTCK lên cao, để đón tâm lý hồ hởi của nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhiều CTCK mời chào các sản phẩm cho vay đầu tư chứng khoán với tỷ lệ đòn bẩy tài chính khá hấp dẫn, một số nơi lên đến 300% giá trị khách hàng ký quỹ. Ngoài ra, các CTCK cũng đưa ra một số dịch vụ cho vay khác như cho vay ứng trước ngay sau khi có kết quả khớp lệnh, repo cổ phiếu chưa niêm yết, cho vay bảo chứng, cho vay 100% thời gian T+1, T+2, thậm chí đến T+7… Qua đó, nhiều gói sản phẩm cho vay dưới các hình thức khác nhau được mời chào nhà đầu tư.

Lượng tiền dành cho vay đầu tư chứng khoán còn lớn

Việc tăng cường cho vay đầu tư chứng khoán một phần từ phía CTCK muốn cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng và thu phí trong lúc thị trường tăng mạnh, nhưng một phần là từ động lực của các ngân hàng, khi gặp khó khăn cho vay sản xuất - kinh doanh với lãi suất kém hấp dẫn. Theo ước tính gần đây, lượng tiền dành cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng còn tới 24.000 tỷ đồng, mà lại không bị khống chế lãi suất trần 10,5%/năm, nên đây là đầu ra hấp dẫn của ngân hàng.

Cơ hội lướt sóng đang giảm dần

Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao phần lớn là nhà đầu tư mạo hiểm, thích lướt sóng với thời gian chủ yếu là T+4. Thông thường, khi giá trị cổ phiếu giảm khoảng 20% hoặc 30% so với giá mua, ngân hàng sẽ yêu cầu nhà đầu tư đóng thêm tiền hoặc giải chấp chứng khoán để thu hồi vốn. Khả năng đóng thêm tiền của nhà đầu tư thường không cao, do phải vay nợ với tỷ lệ lớn.

Hiện nay, cơ hội lướt sóng là không nhiều, bằng chứng là thời gian qua sóng đi qua một số ngành như sách, đường… đều không đủ cho thời gian T+4 khiến nhiều nhà đầu tư bị lỡ nhịp.

Phân tích kỹ thuật cũng cho thấy, VN-Index đang ở giai đoạn cuối của sóng 5 theo lý thuyết sóng Elliot và rất rủi ro cho nhà đầu tư lướt sóng mua mới ở giai đoạn này.

Nhìn ra thế giới, chỉ số Dow Jones đã giảm 4 phiên liên tiếp, có phiên giảm gần 2%. Đã thành quy luật, tháng 9 được gọi là September Curse (lời nguyền tháng 9), là tháng điều chỉnh hàng năm và tin này gần đây được Bloomberg liên tục nhắc lại. Điều chỉnh của TTCK thế giới sẽ có tác động không nhỏ tới TTCK Việt Nam.

Sử dụng đòn bẩy tài chính cần thận trọng

Khác với sóng hồi tháng 5 và 6, vai trò của nhà đầu tư cá nhân trong đợt sóng này đang giảm dần. Nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài đang chi phối mạnh thị trường. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ mua ròng sang bán ròng rất nhanh, với khối lượng mua bán lớn và sự tham gia của các P-Notes, do đó có sự chủ động lớn hơn nhiều so với nhà đầu tư cá nhân trong nước.

Hiện nay, CTCK hay tổ chức đầu tư tự doanh đang duy trì tỷ lệ vay nợ rất thấp (so với thời kỳ hoàng kim năm 2007), nên nhà đầu tư cá nhân cũng cần lưu ý điều này.

Tư vấn đầu tư độc lập với dịch vụ cho vay

Một điều đáng lưu ý là các CTCK cung cấp dịch vụ cho vay đầu tư chứng khoán khác nhau để giúp đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng và một phần do áp lực cạnh tranh trong việc chăm sóc và lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên, một số CTCK, bên cạnh cung cấp dịch vụ cho vay, vẫn đưa ra tư vấn đầu tư độc lập và khuyên khách hàng hạn chế mua mới, thậm chí nên chốt lời trong bối cảnh hiện nay. Điều này dựa trên quan điểm là khi khách hàng, nhất là khách hàng thân thiết, thua lỗ thì uy tín và việc kinh doanh môi giới của CTCK cũng bị ảnh hưởng.

Do đó, nhà đầu tư cá nhân nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng tỷ lệ đòn bẩy đầu tư chứng khoán vào thời điểm này.          

Lê Anh Thi, Giám đốc tư vấn - phân tích, CTCP Chứng khoán Âu Việt

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Vinashin thoái vốn tại Bảo Việt: Hiểu sao cho đúng? (08/09/2009)

>   Indochina Capital vẫn tiếp tục hoạt động tại Việt Nam (08/09/2009)

>   HDC: Phê duyệt quy hoạch dự án Hodeco Sevillage (08/09/2009)

>   Hơn 110 tỷ đồng mở rộng Cảng Hòn La (08/09/2009)

>   Haneco đăng ký bán 24,498 quyền mua cp TMS (07/09/2009)

>   CNT đăng ký bán 55,700 cp quỹ (07/09/2009)

>   DCT trả cổ tức còn lại năm 2008 tỷ lệ 7% (07/09/2009)

>   CK Bảo Việt chốt DS lấy ý kiến cổ đông điều chỉnh KHKD (07/09/2009)

>   Indochina Capital thoái vốn có ảnh hưởng đến thị trường? (07/09/2009)

>   Từ 08/09, nhận lưu ký 600 ngàn cp SKS đăng ký bổ sung (07/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật