Thứ Ba, 15/09/2009 07:16

Một năm khủng hoảng tài chính Mỹ: Mừng lo lẫn lộn!

Năm ngày trước, phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Barack Obama nhận xét: “Mùa đông năm ngoái, đất nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc đại suy thoái”...

“Chúng ta đã mất bình quân 700.000 việc làm mỗi tháng. Tín dụng bị đóng băng. Và hệ thống tài chính của chúng ta đã gần như sụp đổ. Nhờ hành động táo bạo và quyết liệt tiến hành từ tháng Giêng, tôi có thể đứng ở đây và tin tưởng nói rằng chúng ta đã thoát khỏi vực thẳm kinh tế”.

Ngày 14-9 theo giờ Mỹ, ông lại có bài phát biểu quan trọng tại tòa nhà liên bang ngay trung tâm phố chứng khoán Wall Street ở New York. Địa điểm này không phải được lựa chọn ngẫu nhiên. 14-9 cũng là ngày một năm ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản, trở thành ngòi nổ đánh sập hệ thống tài chính Mỹ, sau đó dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bài phát biểu của Tổng thống Obama nói về kế hoạch giảm dần trợ cấp nhà nước cho các ngân hàng, việc cần thiết phải siết chặt luật lệ ngân hàng và yêu cầu phối hợp toàn cầu để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới trong tương lai. Dù vậy, để nền kinh tế lành mạnh trở lại quả là con đường chông gai.

Trong thời khủng hoảng, Bộ Tài chính và Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ đã tiến hành hàng loạt biện pháp đặc biệt và tốn kém để giải cứu tài chính. Chính phủ đã mở đợt giải ngân vô tiền khoáng hậu kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đến quý ba năm nay, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, hệ quả là thâm thủng ngân sách năm nay của Mỹ dự báo có thể sẽ tăng đến mức 12% tổng sản phẩm quốc nội. Như vậy, thách thức đầu tiên trong thời gian tới là phải làm sao thu hồi lại tiền.

Để kích cầu thời khủng hoảng, hồi tháng 2, chính phủ Mỹ đã giảm thuế hàng loạt. Cục Dự trữ liên bang đã giảm lãi suất cơ bản ở mức gần như bằng 0. Nay đã đến lúc chính phủ Mỹ sẽ phải tăng thuế trở lại và chấm dứt bơm vốn cho các ngân hàng.

Bài phát biểu ngày 14-9 của Tổng thống Obama cũng đã khẳng định hiện nay chỉ là thời kỳ quá độ để tiến tới tăng trưởng bền vững bởi vẫn còn đó hàng loạt khó khăn trước mắt. Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao nhất trong 26 năm qua và có thể tiếp tục kéo sức cầu tiêu dùng. Hàng chục ngân hàng nhỏ ở địa phương đang có nguy cơ sập tiệm vì các khoản vay thế chấp bất động sản không được thanh toán.

Trong khi đó, ngày 14-9, ông Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn đã đưa ra dự báo đáng quan tâm: Mặc dù nhiều nước đã tăng trưởng trở lại nhưng thất nghiệp có thể sẽ còn gia tăng trong nhiều tháng tới.

Ngọc Long

Pháp luật

Các tin tức khác

>   15/09, Dấu ấn "thảm họa" Lehman Brothers vẫn in đậm (15/09/2009)

>   Trung Quốc khiếu nại việc Mỹ đánh thuế lốp ôtô (15/09/2009)

>   Những nỗi sợ của nhà đầu tư huyền thoại (15/09/2009)

>   Nhà đầu tư nên có cái nhìn toàn cầu (14/09/2009)

>   Thị trường mua bán và sáp nhập dậy sóng (14/09/2009)

>   "Chứng khoán thế giới phục hồi mong manh" (14/09/2009)

>   Ngân hàng Mỹ hiện tệ hơn thời tiền khủng hoảng (14/09/2009)

>   Chàng trai bán giày trở thành tỷ phú đôla (14/09/2009)

>   Tình hình KT và TC thế giới từ 3/9 - 10/9/2009 (14/09/2009)

>   Các chỉ tiêu kinh tế năm 2010 của Hunggari (14/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật