Thứ Năm, 03/09/2009 14:03

Mô hình mới cho kinh tế Nhật Bản

Nhận định rằng Nhật Bản sẽ không thể tránh việc bị Trung Quốc soán ngôi đầu tàu kinh tế châu Á vào năm 2010, các chuyên gia đã đề xuất một mô hình mới cho đất nước Mặt trời mọc, đó là cùng với Trung Quốc sắm vai này, giống như Mỹ với Canada ở châu Mỹ hay bộ đôi Pháp - Đức ở châu Âu.

Đó là nhận định của tờ Newsweek trong số cuối tháng 8 vừa qua. Tuần Việt Nam xin giới thiệu tới bạn đọc bài phân tích về vấn đề này.

“Sao đổi ngôi” sẽ đến sớm hơn

Bị trì trệ từ đầu những năm 1990, nền kinh tế Nhật đã rơi xuống mức thấp nhất từ trước tới nay trong quý II/2009, giảm 15,2%. Đây là mức giảm tệ nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Ngành công nghiệp ô tô - Toyota, Nissan và Honda, vốn là cỗ máy tạo ra sự kỳ diệu công nghiệp của Nhật Bản – đã phải chứng kiến cảnh xuất khẩu giảm 70% trong tháng Tư, và đã buộc phải đóng cửa các nhà máy của mình để kiểm kê tài sản.

Trong khi đó, Trung Quốc đang đặt ra các thách thức trực tiếp đối với vị trí đầu tàu kinh tế châu Á của Nhật Bản. Mới đây, Bắc Kinh đã phát động một chương trình chính thức nhằm xây dựng một ngành công nghiệp xe hơi xanh, lĩnh vực mà Nhật Bản đến nay vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Một số quan sát viên Nhật Bản so sánh dự án này của Trung Quốc như Sputnik, vệ tinh nhân tạo của Liên Xô trước đây đã soán ngôi đầu của Mỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ những năm 1950.

Trung Quốc đã nói rất nhiều về kế hoạch thay thế vai trò của đồng USD là ngoại tệ dự trữ quốc tế duy nhất, và đã bắt đầu ký kết nhiều thỏa thuận tài chính khu vực bằng đồng nhân dân tệ. Động thái này được các quan chức Nhật Bản xem như lời đe dọa trực tiếp đối với cả đồng yên Nhật. Nỗi lo lắng này đã gia tăng trong tháng Bảy, khi các quan chức cấp cao Trung Quốc sang Washington tiến hành cuộc “đối thoại chiến lược” cấp cao.

Chuyên gia Shinzo Kobori, thuộc Viện nghiên cứu Chính sách quốc tế tại Tokyo, nhận định: “Điều này thật đáng ngại bởi người Nhật thấy cần phải tham gia trong mọi cuộc đối thoại về an ninh khu vực”.

Mọi chuyện đã xảy ra quá nhanh. Đầu thập kỷ qua, nền kinh tế Nhật Bản vẫn gần như lớn gấp bốn lần của Trung Quốc, song những năm gần đây, Trung Quốc được đánh giá là sẽ vượt qua Nhật Bản vào năm 2010 hoặc sớm hơn. Hiện giờ, với việc Trung Quốc vẫn đạt tăng trưởng 8%/năm, trong khi Nhật đang lún sâu vào suy thoái, các chuyên gia bình luận ở Nhật Bản đã buộc phải chấp nhận rằng “sao đổi ngôi” sẽ có thể đến sớm hơn.

Đi tìm mô hình mới cho đất nước Mặt trời mọc

Chuyên gia Kobori đã nhắc lại cảm nhận của nhiều học giả khác, trong đó có các chính trị gia trẻ tuổi tại Nhật, rằng: ”Chẳng có nghĩa lý gì nếu chúng ta tiếp tục cạnh tranh với Trung Quốc (vị trí lãnh đạo châu Á) khi nền kinh tế của họ sẽ vượt qua chúng ta vào năm tới”.

Trong khi đó, ngày càng nhiều chuyên gia nhất trí rằng Nhật Bản sẽ tìm một vai trò mới.

Giáo sư Gerald Curtis, một chuyên gia về Nhật Bản người Columbia, nhận định rằng từ thời kỳ phục hồi Meiji – thời gian mà Nhật Bản cải cách mạnh nhất trong những năm 1860 – cho đến gần đây, Nhật Bản đã cơ bản đạt được một mục đích, đó là đuổi kịp phương Tây và được công nhận là một cường quốc lớn. Họ đã đạt được điều này trong những năm 80, nhưng chưa bao giờ tính đến việc cần làm để lặp lại điều này. Ông khẳng định: “Nhật Bản ngày nay đã mệt nhoài”.

Mô hình cũ – chăm chỉ làm việc và tiết kiệm nhằm xuất khẩu sang phương Tây – thực sự đã sụp đổ. (Đức, cường quốc xuất khẩu phát triển hàng đầu khác, cũng đã bị ảnh hưởng mạnh bởi suy thoái toàn cầu, trong khi các quốc gia tiêu thụ giàu có ở phương Tây đã bước vào thời kỳ mà người ta gọi là tăng trưởng chậm và lượng cầu giảm).

Theo ông Curtis, với việc châu Á đang nổi lên như “trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, Nhất Bản hiện giờ phải tìm cách để biến mình thành cái rốn của trung tâm này bởi đây là động cơ tăng trưởng mới của họ”.

Các nhà trí thức Nhật Bản và Mỹ đã so sánh vị trí mới của Nhật Bản với của Canada, hoặc Thụy Sỹ - các cường quốc giàu có, hài lòng về mình đã biết học cách duy trì thịnh vượng bên cạnh các nước láng giềng khổng lồ.

Theo ông Richard Samuels, một chuyên gia về Nhật Bản của MIT, vấn đề là đây sẽ là một “sự biến mất” đau đớn đối với Nhật Bản, giống như Canada - nước phải chứng kiến kinh tế thu hẹp lại chỉ còn 1/3, và duy trì quan hệ với Mỹ êm ấm hơn là Nhật Bản với Trung Quốc hiện nay.

Hai cường quốc châu Á này có một lịch sử gập ghềnh sau khi phát xít Nhật chiếm đóng Trung Quốc trong chiến tranh thế giới II, và thường cạnh tranh lợi ích trong thương mại và an ninh. Nhật Bản còn được bảo vệ bởi chiếc ô hạt nhân của Mỹ, mà trước hết là nhằm chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc trong tương lai.

Nhiều người khác đã gợi ý rằng một mô hình phù hợp hơn có thể được tìm thấy ở Pháp, nước đã cùng với Đức sắm vai lãnh đạo khối quyền lực trong khu vực. Nhật Bản và Trung Quốc nên đóng vai này cùng nhau ở châu Á.

Tất nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu từ Cộng đồng gang thép và than đá châu Âu, một liên minh Đức – Pháp nhằm chia sẻ nguồn tài nguyên. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn đang tranh chấp quyền khai thác dầu ở ngoài khơi và tranh cãi nhau về sự tàn bạo từ thời chiến tranh thế giới II. Thêm vào đó, khoảng cách khổng lồ trong thu nhập bình quân đầu người – 34,080 USD ở Nhật Bản và 2.000 USD ở Trung Quốc – khiến hai nước này khó phối hợp với nhau để cùng làm lãnh đạo khu vực, như cách của Đức và Pháp.

Tuy nhiên, các lợi ích của một chiến lược khu vực chung cũng khá rõ ràng. Chẳng hạn, Pháp đã thúc đẩy thu nhập bình quân đầu người của mình tăng 42% kể từ khi thành lập EU năm 1993, và không ai nghi ngờ rằng họ đã được lợi nhiều từ thị trường chung. Nhật Bản có thể làm điều tương tự.

Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán các thị trường đang nổi chính, do Trung Quốc và Ấn Độ đi đầu, sẽ đạt tổng GDP của nhóm G7 vào năm 2027, tức là nhanh hơn một thập kỷ so với dự đoán trước đó. Vào năm 2010, Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 30% tăng trưởng tiêu thụ toàn cầu, hơn nhóm G3 và gấp đôi Mỹ. Kinh tế Nhật Bản đến nay vẫn tập trung vào các quan hệ kinh tế với Mỹ và châu Âu, đang dần bắt đầu nhận ra rằng họ sẽ tốt hơn khi đi theo xu hướng này.

Tăng trưởng là cần thiết. Các nhà kinh tế học thường nói về việc kinh tế Nhật Bản cần phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, vốn lẹt đẹt trong một thập kỷ qua, đến mức nào nhằm bù lại sự sụt giảm xuất khẩu. Nhưng thị trường nội địa ở Nhật đang co lại.

Dân số nước này năm 2004 đạt 128 triệu người, và dự báo sẽ chỉ còn khoảng 90 triệu vào năm 2055. Trong khi đó, tỷ lệ người ở độ tuổi lao động so với người già giảm từ 8:1 vào năm 1975 xuống còn 3:1 năm 2005, và sẽ có thể giảm xuống còn khoảng 1,3:1 năm 2055. Theo chuyên gia Kobori, điều này đồng nghĩa với việc không có mô hình hữu hiệu nào nhằm gia tăng tiêu dùng nội địa.

Nhật Bản đã dùng 5% GDP để kích thích tài chính, và sẽ không có chuyện gì xảy ra. Mỹ đã dành 2% GDP của mình vào việc này và giờ đang phục hồi. “Điều chúng ta cần, Kobori nói, là một mô hình mới dựa trên hội nhập tốt hơn với khu vực. Nếu không thể làm điều này, chúng ta sẽ gặp khó khăn”.

“Naiju” hay “jun-naiju”?

Trong chuyến thăm mới đây tới các công ty tại NhậtBản, ông Curtis thấy các lãnh đạo doanh nghiệp nói ít về naiju (cầu nội địa) hơn là jun-naiju (cầu nội địa giả), một khái niệm mới có nghĩa là lượng cầu nội địa trong khu vực châu Á.

Theo ông Curtis, ý tưởng này là hội nhập Nhật Bản vào trung tâm thị trường “nội địa” mới và đang tăng trưởng của châu Á, không chỉ bằng việc bán hàng cho giới trung lưu Trung Quốc và Đông Nam Á, mà còn gia tăng đầu tư của Nhật vào các công ty châu Á; xa hơn nữa là tự do hóa thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt trong nông nghiệp; cũng như phối hợp chặt chẽ hơn với Trung Quốc và các quốc gia chậm phát triển khác trong các lĩnh vực như môi trường, công nghệ và năng lượng.

Trong những năm gần đây, các dòng trao đổi thương mại với Trung Quốc đã tăng nhanh chóng, năm 2000 xuất khẩu từ Nhật sang Mỹ nhiều gấp 5 lần sang Trung Quốc, giờ đây con số này gần như tương đương (tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng hầu hết các sản phẩm xuất sang Trung Quốc là thiết bị công nghệ cao để lắp ráp vào các sản phẩm đầu cuối).

Các dòng trao đổi này có thể tăng nhanh hơn nếu Nhật dỡ bỏ các rào cản thương mại và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đắt tiền như loại gạo chất lượng rất cao của họ sang nước mới giàu ở châu Á, trong khi cho phép những người tiêu dùng bủn xỉn của mình được mua đồ ăn sản xuất hàng loạt với giá rẻ hơn của Trung Quốc.

Cuối cùng, trao đổi hàng hóa đầu cuối cũng sẽ gia tăng. Các nhà sản xuất đã bắt đầu tập trung hơn vào nghiên cứu và tiếp thị USD ở người tiêu dùng châu Á hơn là ở phương Tây nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực này loại xe hơi và hàng tiêu dùng hạng sang của Nhật Bản.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Nhật Bản vẫn đặc biệt “hướng Tây”. Họ là một trong bốn nhà đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc song vẫn đổ nhiều gấp ba lần đầu tư trực tiếp của mình vào các nhà máy và công ty ở Mỹ. Các chuyên gia nói rằng Nhật Bản có xu hướng “xếp xó” Trung Quốc như một phụ tùng thay thế khi máy hỏng, vì họ thực sự lo lắng về tình trạng ăn trộm sở hữu trí thuệ ở Trung Quốc.

Các chuyên gia thị trường Nhật Bản cho rằng sự bảo vệ chặt chẽ hơn chống lại giặc sở hữu trí tuệ có thể tạo ra một loạt cơ hội hợp tác, thậm chí là một trung tâm sản xuất xe hơi xanh hàng đầu thế giới do Trung - Nhật hợp tác.

Những dấu hiệu tích cực

Quan hệ mật thiết với Trung Quốc đòi hỏi cái gì đó giống như sự tín nhiệm. Hiện đã có những dấu hiệu tích cực. Các lãnh đạo DPJ đã cho biết họ sẽ không tiếp tục đến thăm đền Yasukuni, ngôi đền gây tranh cãi bởi các tội phạm chiến tranh người Nhật cũng được trôn cất tại đây bên cạnh các binh sĩ trong chiến tranh thế giới II.

Và hai quốc gia này mới đây đã đạt được một thỏa thuận thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ châu Á – đặt đồng yên và đồng nhân dân tệ vào chung một tủ, nhấn mạnh một cam kết chung tại châu Á.

Nếu chính quyền sắp tới ở Tokyo tập trung vào châu Á, họ có thể dựng lại hình ảnh cường quốc trên thế giới của Nhật Bản. Việc trở thành “trung tâm của trung tâm tăng trưởng toàn cầu” cũng sẽ khiến Nhật Bản tập trung hơn vào các vấn đề chính trị và ngoại giao quốc tế.

Quan hệ thân mật hơn với Trung Quốc có thể đưa Nhật Bản thành một nước trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này có thể giúp Nhật Bản trở thành một người chơi chính trong nền ngoại giao đa phương, không còn là một đối tác nhỏ trong quan hệ đặc biệt với Mỹ.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang là một cường quốc kinh tế hời hợt. Để đạt đến tầm toàn cầu, họ cần trở lại được mức tăng trưởng thực sự dẫn đầu thế giới.

Quốc Thái

tuần việt nam

Các tin tức khác

>   KT Hàn Quốc - một năm sau sự sụp đổ của Lehman Brother (03/09/2009)

>   Phiên giao dịch sáng 03/09, Shanghai tăng vọt trên 3% (03/09/2009)

>   Châu Á: Tăng trưởng bề nổi và những nỗi lo (03/09/2009)

>   Bị phạt 2,3 tỷ USD vì quảng cáo phóng đại (03/09/2009)

>   Sáng 03/09, Nikkei đi xuống; Seoul và Shanghai trở lại xanh màu (03/09/2009)

>   Thận trọng, Wall Street bước lùi phiên thứ tư liên tiếp (03/09/2009)

>   Hãng bay giá rẻ SkyEurope phá sản (02/09/2009)

>   L’Oreal tăng trưởng 1,4% trong nửa đầu 2009 (02/09/2009)

>   Ám ảnh nỗi lo ngân hàng Mỹ, CK Châu Á trượt dài (02/09/2009)

>   "Nền kinh tế của Mỹ đang đi đúng hướng" (02/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật