Thứ Năm, 03/09/2009 06:52

Kinh doanh vàng qua mạng: Nên cho hay cấm?

Vàng đang đóng vai trò vừa là hàng hóa, vừa là công cụ thanh toán, vì vậy giá vàng tác động lớn đến nền kinh tế.

* Bài 1: Bỏ 1.000 USD được tài khoản 100 ngàn USD

* Bài 2: Chơi 10 phút mất 100.000 USD

Trên các số báo trước, chúng tôi đã phản ánh hiện tượng nhiều trang web ở nước ngoài hoạt động kinh doanh vàng trái phép ở Việt Nam thông qua đại lý nhận lệnh là các công ty trong nước. Thực trạng này được soi rọi dưới góc nhìn của các chuyên gia.

Luật sư Nguyễn Văn Nam, Đoàn luật sư TP.HCM : Nên cấm vì tác động xấu

Không chỉ các công ty nước ngoài đang vào Việt Nam hoạt động kinh doanh vàng ảo mà các ngân hàng hiện nay cũng đang làm tương tự. Ở các công ty nước ngoài, nhà đầu tư bỏ một đồng được trong tài khoản 100 đồng. Còn sàn vàng của các ngân hàng trong nước, nhà đầu tư bỏ ra 3-7 đồng cũng được chơi với số tiền 100 đồng.

Như vậy, bản chất các sàn vàng của nhiều ngân hàng trong nước cũng tương tự như những trang web kinh doanh vàng nước ngoài hoạt động chui ở Việt Nam. Nhà đầu tư khó phân biệt được đâu là các sàn vàng trong nước hợp pháp so với sàn vàng quốc tế trái phép. Vì vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề kinh doanh vàng qua mạng, cần xác định vàng là hàng hóa hay là công cụ thanh toán.

Ở các nước, vàng chỉ đóng vai trò hàng hóa có giá trị cao mà không chịu sự tác động của chính sách tiền tệ quốc gia. Cho nên khi vào Việt Nam, nhà nước rất khó đưa họ vào danh mục cấp phép hàng hóa bình thường như ở nước họ hay là tổ chức tài chính thực sự. Đây là bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Nếu đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện tại của Việt Nam thì vàng chỉ là hàng hóa, còn công cụ thanh toán là tiền đồng. Tuy nhiên, trên thực tế từ năm 1975 trở lại đây, vàng cũng đang đóng vai trò là công cụ thanh toán thực sự của nền kinh tế. Khi người dân mua nhà, đất... đều quy đổi ra đơn vị vàng. Vì thế, giá vàng tăng giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người dân, ảnh hưởng cả nền kinh tế quốc dân. Không có nước nào mà công cụ thanh toán quốc gia lại phụ thuộc vào thị trường vàng thế giới.

Việc mua bán vàng trên tài khoản của nhiều ngân hàng cũng như các công ty nước ngoài hoạt động chui đang ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Bởi việc mua bán vàng ảo trên tài khoản chỉ thực hiện trên một nhóm người, đáp ứng nhu cầu có lời cho người dân mà thôi. Thế nhưng nó có thể tạo ra nhiều cơn sốt vàng giả tạo. Giá vàng sốt sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới tâm lý người dân, đẩy giá nhiều hàng hóa khác tăng theo.

Pháp luật cần có quy định cụ thể nghiêm cấm việc đưa vàng vào công cụ thanh toán, đồng thời cũng chấm dứt việc mua bán vàng ảo trên tài khoản của những trang web nước ngoài cũng như nhiều sàn vàng của ngân hàng. Ngoài lý do kể trên ra, còn một lý do nữa là luật cạnh tranh không cho phép tạo ra một thị trường có cung cầu ảo như vậy.

GS-TS Nguyễn Kiểm Thân, Việt kiều Mỹ, giảng viên chương trình cao học kinh tế Đại học RMIT Việt Nam: Không thể cấm nhưng phải quản

Tôi rất ngạc nhiên khi biết các sàn vàng nước ngoài không phép mà vẫn hoạt động được.

Vấn đề đặt ra: Quản lý nhà nước ở thị trường kinh doanh vàng tài khoản ở Việt Nam thế nào. Chính phủ cấm hay cho phép?

Cấm thì rất khó! Vàng có giá vì nền kinh tế thế giới cũng như Mỹ đang rơi vào suy thoái. Đồng đôla Mỹ (USD) không giữ được vị trí ảnh hưởng cao như trước đây. Trung Quốc đang là nước nắm giữ nhiều USD, rất muốn quy đổi sang vàng cho an toàn nhưng chưa làm được. Đồng USD yếu đi làm cho giá vàng tăng cao trong thời gian qua. Vàng thế giới tăng giá, người dân trên thế giới trữ vàng ngày càng có lời nên đổ xô đi mua vàng, làm cho các công ty kinh doanh vàng lãi lớn.

Việt Nam cũng đang chịu sự tác động tương tự như các nước khác. Đồng VND được định giá theo sát đồng USD cho nên khi USD suy yếu sẽ làm cho VND yếu theo. Vì vậy, tâm lý của người dân là thích mua vàng để tích trữ. Nhiều người cùng đi mua vàng. Các công ty nước ngoài đã nhận thấy cơ hội, thị trường vàng Việt Nam rất béo bở nên họ nhảy vào. Hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần ngân hàng trong nước cũng rất muốn nhảy vào thị trường vàng Việt Nam.

Đặc điểm gây khó khăn cho công tác quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam là vàng vẫn chưa tách khỏi công cụ thanh toán. Ở Mỹ từ năm 1971 đến nay, vàng đã tách bạch khỏi công cụ thanh toán. Các nước khác trên thế giới cũng vậy. Ở những nơi này, giá vàng tăng giảm không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Còn ở Việt Nam nên tách bạch vàng ra khỏi công cụ thanh toán hay để như hiện nay? Đây là câu hỏi khó trả lời.

Tuy nhiên, nhà nước không thể cấm doanh nghiệp kinh doanh vàng trên tài khoản được vì đất nước đã hội nhập quốc tế. Tốt nhất vẫn cứ cho các công ty kinh doanh trên tài khoản nhưng quản lý chặt chẽ. Với các công ty nước ngoài muốn vào Việt Nam kinh doanh vàng thì vẫn cho phép nhưng lợi nhuận đạt được phải chia lại đa số, khoảng 70%, chỉ cho mang về nước họ 30% thôi.

Pháp luật

Các tin tức khác

>   Ngân hàng bám doanh nghiệp sang Lào (02/09/2009)

>   Trục lợi bảo hiểm: Khi khách hàng làm nghề “đạo diễn”  (02/09/2009)

>   Người ở nhà tầng cao vẫn phải nộp thuế đất (02/09/2009)

>   Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất USD (02/09/2009)

>   TPHCM đã cấp 1,3 triệu mã số thuế (02/09/2009)

>   Chống lỗ ảo từ doanh nghiệp FDI (02/09/2009)

>   ACB cho doanh nghiệp vay mua gạo dự trữ (01/09/2009)

>   "Sờ gáy" cửa hàng bán ngoại tệ trái phép (01/09/2009)

>   Lãi suất liên ngân hàng tăng cao (01/09/2009)

>   Citibank được thực hiện sản phẩm tiền gửi kết hợp với quyền chọn (01/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật