Thứ Sáu, 21/08/2009 21:06

Rủi ro tiềm ẩn của USD không hề nhỏ

Vai trò dự trữ giá trị tốt của USD là điều "đáng ngờ", những rủi ro của đồng tiền này không nhỏ, Joseph Stiglitz - nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2001 - cho biết hôm 21/8.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bangkok (Thái Lan), giáo sư kinh tế trường Đại học Columbia cho rằng, "cần phải có một hệ thống dự trữ toàn cầu mới". Sự hỗ trợ của các nước như Trung Quốc nên đảm bảo cho các cuộc thương thảo về hệ thống dự trữ mới, ông nói thêm.

Đồng USD đã giảm 12% kể từ hôm 5/3, so với Euro, Yen và 4 ngoại tệ chủ chốt khác. Trung Quốc, nước có lượng ngoại tệ dự trữ lớn nhất thế giới đã cùng với Nga kêu gọi thiết lập một đồng tiền quốc tế mới để giảm bớt vai trò thống trị của USD.

Curtis A. Mewbourne, một quan chức thuộc hãng quản lý trái phiếu lớn nhất thế giới Pacific, cũng nhận định, đồng USD sẽ yếu đi do Mỹ bơm hàng đống tiền khổng lồ vào nền kinh tế.

Giáo sư Stiglitz cho rằng, chính sách nới lỏng tài chính của Mỹ và châu Âu có thể dẫn đến tình trạng bong bóng đầu cơ do cơ hội đầu tư bị hạn chế. Ông không tin khả năng Cục Dự trữ liên bang (Mỹ) có thể rút bớt thanh khoản khỏi thị trường khi cần thiết.

Cuối năm 2008, Fed đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất từ 0-0,25%. Tại khu vực đồng Euro, ngân hàng trung ương châu Âu cũng đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục dưới 1%.

Theo giáo sư Stiglitz, cần có thêm chương trình hành động toàn cầu để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhóm 20 quốc gia (G20) đã chậm trễ trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản chẳng hạn như tổng cầu yếu. Dự kiến, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 sẽ họp mặt tại London trong hai ngày 4-5/9 tới.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khởi đầu từ sự sụp đổ của thị trường tín dụng thứ cấp ở Mỹ năm 2007, đã khiến các tổ chức tài chính ngân hàng trên thế giới lỗ tới 1,6 nghìn tỷ USD.

Hôm 20/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, tuyên bố sự hồi phục của Mỹ vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, nhờ vào những tín hiệu tốt trên thị trường việc làm và nhà đất.

Tuy nhiên, giáo sư Stiglitz bi quan rằng, cho dù sự tồi tệ nhất của cuộc suy thoái có thể đã qua, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong 1-3 năm tới, vẫn có thể còn tăng cao hơn nữa.

Giáo sư Joseph Sitglitz nhận được giải Nobel năm 2001 cho nghiên cứu về những vấn đề có thể xảy ra trên thị trường khi các bên tham gia không được tiếp cận thông tin ngang nhau.

Ông từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông cũng là chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn từ 1997-2000.

Đ.T (theo Bloomberg)

VIETNNAMNET

Các tin tức khác

>   Diễn biến CK Châu Á hòa nhịp thông tin kinh tế Mỹ (21/08/2009)

>   "Săn" cổ phiếu sắp thành giấy vụn (21/08/2009)

>   Tỷ lệ vỡ nợ vay thế chấp nhà ở Mỹ lập kỷ lục (21/08/2009)

>   Mỹ lật tẩy gần 4.500 tài khoản mật trong nhà băng Thụy Sỹ (21/08/2009)

>   Các ngân hàng trung ương quay trở lại dự trữ vàng (21/08/2009)

>   Đà suy giảm kinh tế của Đài Loan sẽ dịu bớt vào cuối năm nay (21/08/2009)

>   Lợi nhuận của Rio Tinto giảm mạnh vì suy thoái KT toàn cầu (21/08/2009)

>   Lãnh đạo các NHTG quy tụ đánh giá tín hiệu hồi phục kinh tế (21/08/2009)

>   Bong bóng bất động sản Trung Quốc có nguy cơ nổ tung  (21/08/2009)

>   Kinh tế Mỹ bước vào quá trình phục hồi chậm và yếu (21/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật