!
Thứ Năm, 20/08/2009 08:16

Nhập đường vào VN?

Cứ đến trung tuần tháng 8 hằng năm, người ta lại nghe thông điệp phải nhập đường vào VN do các nhà máy đường (NMĐ) không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và do giá đường nhập khẩu ở các nước trong khu vực rẻ nên đã cho nhập khẩu?

Cân đối cung - cầu

Theo Bộ Nông nghiệp – PTNT, niên vụ mía đường 2008 – 2009, tổng diện tích mía cả nước chỉ có khoảng 270.600 ha, giảm 36.000 ha so với vụ trước. Tổng sản lượng đường dự kiến đạt khoảng 995.000 tấn, giảm 20%. Khả năng thiếu hụt đường trong nước trong khoảng thời gian tháng 8 và 9/2009 là có thể có chủ trương cho nhập đường để điều tiết thị trường nhằm hạn chế tình trạng tăng, sốt giá. Trong khi đó, theo báo cáo của Hiệp hội Đường VN, tính đến ngày 15/4/2009, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường (NMĐ) trên cả nước là 271.300 tấn, dự kiến hết vụ đạt thêm 34.800 tấn. Cộng với nguồn cung từ các NMĐ là 306.100 tấn. Đường đã nhập khẩu theo cam kết WTO là 18.000/61.000 tấn, chưa kể nguồn dự trữ khá lớn ở khâu lưu thông do các DN tăng cường mua vào trong hai tháng 3 và 4. Theo số liệu thống kê, lượng đường tiêu thụ từ 1/4/2008 đến 31/3/2009 ước tính đạt 1.093.000 tấn, bình quân 91.000 tấn/tháng. Hiện lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thỏa thuận khi vào WTO vẫn còn 43.000 tấn và đã được Bộ Công Thương phân bổ hết cho các DN dùng đường làm nguyên liệu, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên mức tiêu thụ cũng giảm. Nếu điều phối tốt thì niên vụ này vẫn có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đến đầu tháng 9/2009, khi các NMĐ đã vào vụ sản xuất 2009-2010.

Riêng về thuế NK đường theo cam kết WTO là 60% đối với đường trắng và 25% với đường thô. Còn theo AFTA là 10% cho cả hai loại đường. Thuế NK ngoài hạn ngạch là 85%. Trong thực tế, do thuế NK theo AFTA thấp nên các DN chủ yếu nhập khẩu đường từ Thái Lan để hưởng thuế suất nhập khẩu 10%.

Giá nội cao hơn giá ngoại?

Trong đoàn khảo sát, nghiên cứu tình hình sản xuất, kinh doanh mía đường tại Quảng Tây – Trung Quốc vào cuối năm 2008, bao gồm, Cục trồng trọt, Cục chế biến, Thương mại nông lâm sản và nghề muối và Hiệp hội mía đường VN cho thấy giá đường trắng của Tập đoàn đường Hoa Nam bán ra tại nhà máy quy ra tiền VN chưa thuế là 15.000 đ/kg và giá đường cát trắng do các cơ sở thương mại đóng gói bán tại các siêu thị là 18.000 đ/kg; đường cát trắng Giai Gia Viên là 20.000 đ/kg và đường tinh luyện Thái Cổ là 35.240 đ/kg. Còn giá đường trắng chưa thuế ở tại kho nhà máy của Thái Lan do Bộ Nông nghiệp – PTNT khảo sát là 11.000 đ và mức giá này được hai nước giữ ổn định trong mấy năm gần đây. Trong khi đó giá đường trắng loại I đã có thuế GTGT tại kho nhà máy của VN dao động từ 7.800 đ/kg đến 9.000 đ/kg và hiện nay là 11.000 đ/kg.

Theo lý giải của các nhà quản lý thì giá bán đường của hai nước này lại căn cứ theo giá đường thế giới, không căn cứ theo giá thành sản xuất và giá bán trong nội địa và Chính phủ họ có chính sách giữ giá đường nội địa cao để hỗ trợ XK. Vì vậy, việc nhập khẩu đường sẽ gây sức ép về giá cho các NMĐ trong nước. Chính vì vậy mà Hiệp hội mía đường VN đã đề nghị các cơ quan chức năng xem xét vấn đề thuế XNK và xem đây là tình trạng bán phá giá, đồng thời kiến nghị bảo hộ ngành mía đường trong nước. Còn Cục chế biến, thương mại nông lâm sản và nghề muối cũng cho rằng việc nhập khẩu đường hay không sẽ phải cân nhắc kỹ và với giá đường sản xuất trong nước như hiện nay không phải là đắt mà là hợp lý và tương xứng với các loại nông sản, thực phẩm khác như gạo, sữa...

Q.Chánh

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Ngành da giày Việt Nam: Mục tiêu 5,1 tỷ USD khó đạt (20/08/2009)

>   Việt Nam có thể cho phép nhập khẩu xe tay lái nghịch (20/08/2009)

>   Giải cứu xuất khẩu thoát tăng trưởng âm (20/08/2009)

>   Vinalines có đội tàu tổng trọng tải 2,6 triệu tấn (20/08/2009)

>   Nguy cơ đổ bể dự án thép 5 tỷ USD (20/08/2009)

>   Thành lập công ty điện tử Sharp Việt Nam (20/08/2009)

>   Tổ máy 2 thủy điện Buôn Kuốp sắp phát điện (20/08/2009)

>   Quyền lực của người tiêu dùng (20/08/2009)

>   Cảnh báo một công ty Hong Kong lừa đảo (20/08/2009)

>   Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2009 ước đạt trên 9 tỷ USD (20/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật