Hai đầu tàu kinh tế TG đón tin vui, CK Châu Á khởi sắc
(Vietstock) – Các tín hiệu khởi sắc từ thị trường lao động Mỹ và hoạt động chi tiêu của các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhen nhóm lại niềm tin rằng hai đầu tàu kinh tế thế giới đang hồi sinh. Chứng khoán Châu Á không bỏ lỡ cơ hội tốt này khi các thị trường trong khu vực đồng loạt khởi sắc với sự dẫn dầu Nikkei và Hang Seng.
Nikkei |
Hang Seng |
|
|
|
Nguồn: YahooFinance |
Giới đầu tư có thêm điểm tựa để tham gia vào sân chơi chứng khoán khi tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm xuồng mức 9.4%. Số liệu này là bằng chứng cho thấy thị trường lao động Mỹ đang bình ổn, đồng thời là yếu tố then chốt trong việc kích thích nhu cầu tiêu dùng của dân chúng Mỹ và giúp nền kinh tế chuyển hướng mạnh mẽ.
Tâm lý lạc quan còn đến từ sự gia tăng bất ngờ của số đơn đặt hàng Tháng 7 tại các nhà máy Nhật Bản. Con số này tăng tới 9.7% so với Tháng 6 và vượt 3.1% so với dự đoán.
“Thị trường đang trong xu hướng lên, các điều kiện ngày càng được cải thiện và theo tôi tâm lý chung hiện rất tích cực.”, Chuyên gia Yoji Takeda tại Tập đoàn Quản lý Quỹ RBC tại Hồng Kông nhận định.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei .N225 của Nhật Bản tăng 112.17 điểm (1.1%), lên 10,524.26 điểm. Chỉ số Hang Seng .HSI của Hồng Kông nhận thêm 476.73 điểm (2.3%), lên 20,852.10 điểm.
Hai thị trường Úc và Đài Loan cũng mang sắc xanh, trong khi đó chỉ số Kospi của Hàn Quốc ít thay đổi. Chỉ số Sensex của Ấn Độ gần như đi ngang sau phiên giao dịch đầy biến động. Ngược lại chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục trượt dài trước nỗi lo sợ về thanh khoản.
Tại Úc, cổ phiếu của đại gia ngành mỏ Rio Tinto giảm mạnh 3.3% sau khi Chính phủ Trung Quốc tố cáo tập đoàn này phạm tội gián điệp kinh tế trong 6 năm qua. Theo thông tin được cơ quan giám sát quốc Trung Quốc công bố trong tuần qua, Rio Tinto được cáo buộc là đã sử dụng các hành động gián điệp nhằm vượt mặt các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa trong việc thu gọn khoản quặng nhập khẩu trị giá hơn 700 tỷ Nhân dân tệ (102 tỷ USD).
Trong tuần này, nhận thức về nền kinh tế của giới đầu tư sẽ được định hình rõ nhờ công bố lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) diễn ra vào giữa tuần. Bên cạnh đó là doanh số bán lẻ Tháng 7 của Mỹ và báo cáo lợi nhuận quý 2 từ các tên tuổi trong ngành như Wal-Mart và Macy. Tất cả các báo cáo này sẽ cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình chi tiêu tiêu dùng của Mỹ.
Thị trường tương lai Mỹ ra dấu cho một phiên mở giảm nhẹ trên Phố Wall khi chỉ số Dow Jones tương lai chỉ mất 2 điểm, xuống 9,323 điểm.
Trong phiên giao dịch buổi sáng tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tạm giảm 0.5%, chỉ số CAC 40 của Pháp và chỉ số DAX của Đức đều tạm giảm 0.7%.
Giá dầu tại Châu Á tăng nhẹ, hợp đồng dầu giao Tháng 9 tăng 17% lên 71.10 USD/thùng. Hôm Thứ Sáu, hợp đồng này đã giảm 1.01 USD/thùng.
Đồng USD giảm từ 97.67 JPY/USD, xuống 97.14 JPY/USD. Trong khi đó, đồng EUR tăng từ 1.4174 USD/EUR, lên 1.4207 USD/EUR.
Phạm Thị Phước (Theo YahooFinance, AP)
|