Thứ Năm, 13/08/2009 17:39

Giới thiệu CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương

Ngày 14/08/2009, cổ phiếu VNT của CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương (Vinatrans Hà Nội) giao dịch phiên đầu tiên tại SGDCK Hà Nội, trở thành cổ phiếu thứ 215 đang niêm yết tại Sở. Với 5.472.000 cổ phiếu niêm yết, VNT nâng tổng khối lượng niêm yết tại SGDCK Hà Nội lên gần 3.171 triệu cổ phiếu, tương đương gần 31.710 tỷ đồng tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá.

Công ty Vinatrans Hà Nội hiện nay là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa của Việt Nam. Công ty cung cấp các sản phẩm dịch vụ như: giao nhận vận tải đường biển, giao nhận vận tải đường không, kho bãi, tổ chức triển lãm,…. Cùng với các đơn vị liên doanh liên kết là Vinafreight, Vinalink, Vinatrans Đà Nẵng, Vinatrans Hà Nội đã tạo nên tập đoàn Vinatrans Group lớn mạnh nhất hiện nay về giao nhận với mạng lưới phủ khắp cả nước.

Vốn điều lệ của Vinatrans Hà Nội đã tăng từ 12 tỷ năm 2003 lên 54,72 tỷ năm 2007. Trong đó, 3 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn của Công ty là CTCP Vận tải Ngoại Thương (Vinafreight) nắm 24,12%, CTCP Giao nhận vận tải và thương mại (Vinalink) nắm 24,12%, Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thương Tp. Hồ Chí Minh (Vinatrans) nắm 10,96%.

Vinatrans Hà Nội trước đó là chi nhánh của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thương Tp.Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 6/1996 với tên gọi Vinatrans Hà Nội. Năm 2003, chi nhánh Vinatrans Hà Nội được tiến hành cổ phần hoá theo quyết định của Bộ Thương mại. Trải qua hơn 5 năm hoạt động trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh doanh của Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Tp. Hồ Chí Minh, một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải, được thừa hưởng những thuận lợi về cơ sở ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng, Vinatrans Hà Nội đã định hướng và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ, xây dựng và phát triển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ thể đồng bộ nên đã hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của những năm vừa qua.

Dịch vụ vận tải hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty (55,06% năm 2008). Tại khu vực phía Bắc, Vinatrans Hà Nội là đơn vị đại lý vận tải đường không có lượng hàng xuất hàng năm lớn nhất. Về Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển, trong nhiều năm liền, Vinatrans Hà Nội được đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp hàng đầu của ngành. Đặc biệt dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung chủ đi các cảng trên thế giới, Vinatrans Hà Nội luôn duy trì, phát triển và dẫn đầu thị trường miền Bắc. Đối với Dịch vụ đại lý tàu, hiện tại, Công ty làm đại lý cho hai hãng tàu lớn là Hãng tàu container RCL Singapore từ năm 1993 và Hãng tàu Richmer của Đức. Đây là hai hãng tàu có quy mô lớn và uy tín trên thị trường quốc tế, góp phần làm tăng uy tín của Vinatrans Hà Nội và đem lại nguồn cầu dịch vụ ổn định và tiềm năng cho Công ty. Trong Dịch vụ giao nhận vận tải và khai thác kho bãi, hiện tại, Vinatrans Hà Nội cũng đang tiến hành đầu tư vào phát triển hệ thống kho bãi, cầu cảng hiện đại tại khu vực Cảng Hải Phòng, Cái Lân với diện tích gần 5 ha giúp nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường của Công ty trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi.

Ngành giao nhận vận tải Việt Nam gặp những điều kiện thuận lợi như: hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng mở rộng, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngày càng được cải thiện,…. Bên cạnh đó, cũng gặp những khó khăn và thách thức mới đặc biệt về sức ép cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và quốc tế khi sự độc quyền trong ngành không còn tồn tại và ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề có lợi thế về kinh nghiệm, uy tín và điều kiện kỹ thuật tham gia vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ưu thế về vị trí địa lý nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á có bờ biển trải dài trên 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu và các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên suốt quốc gia, thu hút được nhiều vốn ODA và các nguồn vốn phi chính phủ hỗ trợ Việt Nam nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tạo sực hấp dẫn cho Việt Nam trở thành điểm trung chuyển hàng hóa thuận lợi trong các tuyến đường vận chuyển quốc tế. Ngành logistic trong nước, do đó, có cơ hội để ngày càng phát triển. Đặc biệt, riêng đối với lĩnh vực vận tải biển Việt Nam, theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêu phát triển sẽ là nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vận tải biển trong nước lên 25% đến năm 2010 và 35% vào năm 2020 và vận tải biển nội địa đạt 100%. Do vậy, thị trường vận tải biển và các dịch vụ hàng hải, kho bãi sẽ trở nên vô cùng tiềm năng. 

Một số chỉ tiêu tài chính của Vinatrans Hà Nội:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Vốn điều lệ

54.720

54.720

60.000

65.000

DTT

267.709

324.312

300.000

 

LNST

14.834

23.680

19.530

19.740

LNST/DTT (%)

5,54

7,3

6,98

6,58

LNST/VCSH (%)

20,72

31,39

20,23

16,98

Cổ tức

15

20

15

15

HNX

Các tin tức khác

>   Chia nhóm cổ phiếu để đầu tư hiệu quả (13/08/2009)

>   DTC: Báo cáo tài chính tóm tắt quý I năm 2009 (13/05/2009)

>   VNE: Thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh (13/08/2009)

>   DST: Báo cáo tài chính tóm tắt quý I năm 2009 (24/04/2009)

>   Thị trường chứng khoán khởi sắc: Niềm tin và hy vọng (13/08/2009)

>   Thị trường chứng khoán khởi sắc: Niềm tin và hy vọng (13/08/2009)

>   DIG - Giá chào sàn hấp dẫn, cơ hội mới với cổ phiếu BĐS  (13/08/2009)

>   DHI: Báo cáo tài chính tóm tắt quý I năm 2009 (27/04/2009)

>   SFN: Báo cáo tài chính chi tiết đã soát xét 6 tháng đầu năm 2009 (13/08/2009)

>   PVA: Báo cáo tài chính chi tiết đã soát xét 6 tháng đầu năm 2009 (12/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật